Để nói điều gì quan trọng và đáng quý nhất đối với một người bệnh bị mất ngủ lâu năm thì đó chính là giấc ngủ sâu, ngủ ngon trọn vẹn. Thật vậy, tình trạng mất ngủ khiến sức khoẻ con người ta giảm sút một cách nghiêm trọng. Thuốc ngủ là một trong những giải pháp điều trị nhưng lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đối với con người về tác dụng phụ cũng như việc sử dụng quá liều. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát đúng đắn nhất về loại thuốc này:
Nội dung bài viết
Thuốc ngủ là gì? Những ai cần sử dụng thuốc ngủ
Giấc ngủ có và trò quan trọng đối với tất cả mọi người. Trong thời gian bạn ngủ hầu hết các cơ quan trọng cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn và chuẩn bị năng lượng cho bạn hoạt động sau khi thức dậy. Bởi vậy khi bị mất ngủ sẽ gây những ảnh hường từ mức độ nhẹ đến nặng cho cơ thể. Người mất ngủ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, ngáp ngủ, đầu óc không thể tập trung vào công việc hoặc học tập nên giảm năng suất. Nhờ nghiên cứu về cơ chế của mất ngủ mà hiện nay Tây y đã có nhóm thuốc ngủ nhằm điều trị bệnh lý này. Nhóm thuốc ngủ sẽ giúp hỗ trợ và cải thiện kéo dài giấc ngủ, giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, có giấc ngủ ngon chất lượng tốt hơn.
Một số thuốc an thần cũng có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ vì nó làm chậm hoạt động của não bộ, thư giãn để người ta nhanh chóng cảm thấy buồn ngủ. Cơ chế chung của nhóm thuốc này đó là kích thích vào hệ thần kinh trung ương để phóng thích hormon gây buồn ngủ.
Thuốc ngủ thuốc nhóm thuốc kê đơn, cần có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi vậy không phải ai cũng có thể sử dụng được. Thuốc được khuyến cáo dùng để làm tăng chất lượng giấc ngủ đối với những nhóm người sau:
- Người căng thẳng thần kinh, lo âu, khó vào giấc ngủ trong thời gian.
- Người ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh khi có tác động dù là rất nhỏ.
- Người bị rối loạn nhịp sinh học khiến cho thời gian ngủ, nghỉ, sinh hoạt bị đảo lộn.
- Người khó chìm sâu vào giấc ngủ một cách thường xuyên.
- Người hay bị mệt mỏi, đau nhức cơ thể sau khi ngủ dậy.
- Người bị kích động, trầm cảm hoặc lo âu không ngủ được.
Phân loại thuốc ngủ hiện nay
Trên thị trường hiện nay có nhiều nhãn hiệu thuốc ngủ khác nhau nhưng về cấu trúc hoá học thì đều nằm trong các nhóm chính dưới đây:
Dẫn xuất của Barbituric
- Cơ chế hoạt động: Gây ức chế hệ thần kinh trung ương.
- Thuốc đại diện phenolbarbital.
- Tác dụng: An thần, gây ngủ, chống co giật, chống động kinh.
- Thời gian tác dụng khoảng 8 – 12 giờ.
- Chỉ định: Người bị mất ngủ, thần kinh căng thẳng, bệnh nhân động kinh, co giật, hạn chế cơn co giật ở trẻ em,… Có thể phối hợp điều trị trong các bệnh lý khác như cơn đau thắt ngực, nhồi máu não, đau đầu, rối loạn thần kinh.
- Chú ý: Liều độc thường cao hơn liều thường từ 5 – 10 lần. Biểu hiện: trạng thái ngủ sâu, hạ thân nhiệt, mất phản xạ, giãn đồng tử, truỵ tim, truỵ hô hấp và nguy cơ dẫn đến tử vong.
Dẫn xuất của Benzodiazepin
- Cơ chế tác dụng: An thần và gây ngủ.
- Có hai nhóm chính là nhóm an thần ( gồm các thuốc alprazolam, clonazepam, clordiazepoxido, oxazepam, lorazepam) và nhóm thuốc gây ngủ (là Midazolam).
- Thời gian tác dụng khoảng 6 giờ.
- Chỉ định: hệ thần kinh trung ương bị kích thích, mất ngủ do căng thẳng, lo âu. Ngoài ra còn sử dụng trong trường hợp hạn chế các cơn động kinh nhỏ, hội chứng cai rượu, co giật do sốt cao, chấm dứt các cơn co cứng…
- Khi sử dụng quá liều mức độ nguy hiếm thấp hơn so với nhóm thuốc trên. Độc tính tăng khi sử dụng chung với rượu. Dùng trong thời gian dài sẽ bị lệ thuộc, khi dừng đột ngột có thể dẫn tới các triệu chứng mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, dễ bị kích thích thần kinh…
Các nhóm khác
Ngoài ra còn có các nhóm thuốc khác ít thông dụng hơn như nhóm dẫn xuất Nonbenzodiazepine, nhóm dẫn xuất Quinazolinone, … Các thuốc Melatonin, thuốc kháng histamin thế hệ đầu, thuốc chống trầm cảm thường có tác dụng phụ là gây ngủ cho người bệnh.
Tác dụng của thuốc ngủ và cơ chế tác dụng chung
Tác dụng quan trọng nhất của thuốc ngủ đó chính là gây ngủ. Các thuốc này được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, đặc biệt là điều trị mất ngủ và gây mê trong phẫu thuật. Khi điều trị mất ngủ, thuốc tạo ra một giấc ngủ gần giống với giấc ngủ sinh lý của con người giúp người bệnh dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu. Nó còn có tác dụng trấn an tinh thần, ổn định thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi sau khi thức dậy…
Cơ chế tác dụng chung của hầu hết các nhóm thuốc ngủ nói chung đó chính là tác động lên hệ thần kinh trung ương. Người uống thuốc ngủ sẽ có cảm giác thư giãn, thoải mái do các hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trung gian gọi là acid gamma – aminobutyric viết tắt là GABA.
Những tác dụng phụ cần thận trọng của thuốc ngủ
Chúng ta đều biết thuốc có 7 phần lợi thì có 3 phần hại. Và thuốc ngủ là một trong những nhóm thuốc khi sử dụng người bệnh cần hết sức cẩn trọng bởi những tác dụng phụ nó có thể đem đến cho họ. Tuỳ thuộc vào từng nhóm thuốc khác nhau mà bạn sẽ gặp những tình trạng như dưới đây:
- Chóng mặt. Cảm giác lâng lâng khiến cơ thể như trực muốn ngã.
- Đau hoặc nhức đầu.
- Ảnh hưởng đến tiêu hoá như buồn nôn, nôn hay tiêu chảy.
- Buồn ngủ kéo dài kể cả khi đã thức dậy. Tình trạng này thường xảy ra với các nhóm thuốc có tác dụng trong thời gian dài.
- Dị ứng với các thành phần của thuốc.
- Không thể tập trung hoặc tỉnh táo khi lái xe hay làm việc.
- Có thể gây mộng du.
- Suy giảm trí nhớ.
- Có thể gây viêm loét dạ dày hoặc trào ngược do tăng tiết acid.
Trước khi phải dùng đến thuốc ngủ bạn nên biết
Mất ngủ, khó vào giấc ngủ. ngủ không sâu giấc có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện nay có rất nhiều các phương pháp điều trị mất ngủ được mọi người biết đến. Thuốc ngủ được khuyến cáo là phương pháp điều trị cuối cùng khi các biện pháp không dùng thuốc không có nhiều tác dụng trên người bệnh. Bởi vậy trước khi tìm đến phương pháp này bạn cần biết những điều sau:
Thuốc ngủ sử dụng nhiều sẽ thành thói quen
Rất nhiều người chỉ mới chớm có hiện tượng mất ngủ một vài hôm hoặc do căng thẳng, stress, lo âu quá độ mà mất ngủ… đã tìm đến luôn với thuốc ngủ. Có một tác dụng mà hầu hết chúng ta phải công nhận là tác dụng của thuốc nhanh và hiệu quả. Nhưng điều đó khiến cho bệnh nhân vô cùng ỷ lại vào thuốc. Họ không cần tìm nguyên nhân gây bệnh, khi thấy mãi mà không thể đi vào giấc ngủ là theo thói quen uống luôn một viên. Việc làm này là một sự lạm dụng thuốc sai lầ hoàn toàn. Thuốc ngủ sở dĩ có tác dụng như vậy là do nó tác dụng lên thần kinh trung ương. Nếu dùng trong thời gian dài, thường xuyên chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây ra tình trạng mộng du, suy giảm trí nhớ, giảm dẫn truyền thần kinh… Đúng là lợi bất cập hại.
Thuốc ngủ chỉ là phương pháp tạm thời, cần tìm ra giải pháp thích hợp
Có một sự thật mà bạn cần biết mặc dù là một trong các phương pháp điều trị mất ngủ nhưng thuốc ngủ chỉ là tạm thời và không nên dùng lâu dài hoặc thường xuyên. Bạn cần tìm ra những giải pháp thích hợp hơn và an toàn cho sức khoẻ. Ví dụ như:
- Thử thay đổi môi trường nơi bạn ngủ: Thay đổi màu sắc chăn ga, rèm cửa sổ để tạo cho bạn cảm giác thư thái, thoải mái.
- Nghe một bản nhạc nhẹ nhàng, du dương trước khi đi ngủ.
- Không để tivi hay nhạc quá ồn ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.
- Ngâm nước ấm để cơ thể thoải mái.
- Tìm lại điểm cân bằng giữa công việc và cuộc sống để không bị stress, căng thẳng quá mức.
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí với bạn bè và gia đình.
- Đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị dứt điểm.
Không sử dụng thuốc ngủ cho phụ nữ có thai và các đối tượng khác
- Thuốc ngủ có thể gây ức chế trung khu thần kinh và có thể ảnh hưởng đến đến sự điều hoà hơi thở ở não. Vì vậy thuốc chống chỉ định với bệnh nhân mắc bệnh lý về hô hấp như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…
- Người lái xe nhất là lái xe đường dài không dùng thuốc ngủ.
- Cẩn trọng khi dùng cho trẻ em.
- Chống chỉ định thuốc ngủ đối với phụ nữ có thai.
Hướng dẫn sử dụng thuốc ngủ
Thông thường khi mua thuốc ngủ bạn sẽ được các dược sĩ hoặc bác sĩ tư vấn rất cẩn thận về cách sử dụng. Bởi vì nhóm thuốc này khá đặc biệt,khi sử dụng quá liều hoặc dùng sai cách sẽ đem đến những tác hại xấu cho người bệnh.Trong các tờ hướng dẫn kèm theo hộp thuốc cũng được nhà sản xuất chỉ ra rất rõ. Nếu bạn vẫn chưa nắm được thì có thể tham khảo dưới đây:
Thời gian uống
Thời gian uống khuyến cáo của hầu hết các loại thuốc ngủ đó là khoảng 5-10 phút trước khi đi ngủ buổi tối. Tuỳ theo thời gian tác dụng của thuốc mà chúng ta căn giờ uống sao cho giờ thức dậy buổi sáng trùng vời thời gian thuốc hết tác dụng. Có như vậy thì sau khi tỉnh dậy thuốc không còn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Hoặc sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ cho những trường hợp đặc biệt như sau phẫu thuật, giảm đau, kích động quá mức… sẽ theo hướng dẫn trực tiếp của bác sĩ điều trị.
Liều lượng uống và liệu trình
Với các thuốc Tây y thuộc các nhóm như Dẫn xuất của Barbituric, Dẫn xuất của Benzodiazepin, Quinazolinone, Nonbenzodiazepine… có tác dụng tức thì chỉ sau vài phút sử dụng. Liều lượng được hướng dẫn trong từng tờ chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân chỉ uống khi bị mất ngủ và có mong muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ. Mỗi lần chỉ 1 viên duy nhất à thôi. Không sử dụng thuốc ngủ trong một thời gian dài vì ảnh hưởng tới thần kinh.
Ngoài ra còn nhóm thuốc ngủ có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên thì tác dụng theo lý luận y học cổ truyền. Với nhóm thuốc này thì thường được chia ra liều uống trong ngày và liệu trình sẽ kéo dài liên tục trong vòng vài tháng. Bởi thuốc có tác dụng chậm.
Uống thuốc ngủ nên lưu ý điều gì
Thuốc ngủ hoạt động theo cơ chế tác động trực tiếp vào thần kinh trung ương. Hơn thế nữa nó cũng có nhiều tác dụng phụ. Bởi vậy khi sử dụng bận cần lưu ý những điều sau để tránh những tác hại xấu đến cơ thể:
- Nếu bạn đang phải dùng thuốc ngủ để điều trị chứng mất ngủ thì hạn chế tối đa uống rượu. Vì rượu sẽ làm tăng tác dụng của thuốc dẫn đến liệu độc với người dùng. Khi dùng rượu thì tốt nhất chỉ dùng với lượng rất ít, một chén rượu hoặc tối đa 2 cố bia nhưng phải uống trước khi đi ngủ 6 giờ.
- Trước khi sử dụng thuốc ngủ không nên ăn quá no bởi nó sẽ dẫn đến tình trạng đường máu tăng và tạo ra năng lượng dư thừa trước giấc ngủ khiến bạn càng khó vào giấc.
- Không nên tạo thêm gánh nặng cho hệ thần kinh bởi những lo âu và stress. Các yếu tố này sẽ tác động lên thần kinh và làm giảm tác dụng của thuốc.
- Sử dụng thuốc ngủ theo đúng liều lượng và hướng dẫn. Bởi nếu sử dụng sai, nhẹ thì bạn sẽ ngủ mê man, khó thức dậy và ảnh hưởng tới công việc ngày hôm sau. Thông thường thuốc hầu hết các loại thuốc sẽ có tác dụng trong vòng 6 – 8 giờ. Bởi vậy chúng ta cần căn thời gian uống hợp lý sao cho không thức dậy quá sớm hoặc quá muộn. Bởi nếu không được ngủ đủ giấc thì bạn sẽ mất tập trung, mệt mỏi, buồn ngủ, rất nguy hiểm khi điều khiển và tham gia giao thông.
- Tạo không gian ngủ thoải mái kết hợp với việc sử dụng thuốc ngủ giúp bạn có những giấc ngủ chất lượng tốt nhất.
- Chỉ sử dụng thuốc ngủ theo đúng liều lượng được kê đơn hoặc chỉ dẫn in trên tờ hướng dẫn bán theo thuốc. Việc quá liều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Không tự ý mua hoặc sử dụng thuốc ngủ. Cần đến gặp bác sĩ khám và tư vấn để tìm được nguyên nhân gây bệnh và được hướng dẫn cụ thể về loại thuốc, liều lượng và thời gian dùng.
- Khi dùng nhớ để ý kĩ các tác dụng phụ của thuốc nếu có và phản ánh lại với bác sĩ điều trị.
- Không sử dụng thuốc ngủ cho những thời gian khác trong ngày trừ khi là đến giấc ngủ.
- Thuốc ngủ có thể tương tác với các loại thuốc khác khi bạn đồng thời sử dụng. Bởi vậy cần nói cho bác sĩ để họ kê đơn cho bạn loại thuốc phù hợp.
- Phụ nữ có thai tuyệt đối không sử dụng thuốc ngủ của bất cứ nhóm thuốc nào.
>>>Xem thêm
Cách xử trí quá liều thuốc ngủ
Trong nhiều trường hợp người bệnh không may hoặc cố tình uống quá liều thuốc ngủ dẫn đến tình trạng ngộ độc. Lúc này họ có thể rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Trong trường hợp nhẹ thì khó có thể phát hiện ra vì không có những biểu hiện đặc biệt. Bạn chỉ có thể biết được bằng cách ngửi hơi thở.
Người ngộ độc nhẹ có thể chỉ hơi chóng mặt, buồn nôn hoặc nhức đầu. Nhưng nếu bị ngộ độc nặng thì sẽ có các hiện tượng như mê sảng, co giật hay sốt cao không hạ hoặc hạ thân nhiệt, chân tay lạnh, vã mồ hôi, bí tiểu, nôn mửa hay tiểu ra máu. Vậy nên để cấp cứu tại chỗ cho người bệnh thì bạn phải nhanh chóng gây nôn cho họ bằng mọi cách, có thể móc họng gây nôn. Đồng thời gọi cho xe cấp cứu và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất tiến hành cấp cứu. Thời gian 30 phút đầu là thời gian vàng để cứu sống người bệnh và có thể không để lại di chứng. Nhưng sau 2 tiếng thì bệnh nhân có thể tử vong. Vậy nên trong các trường hợp mà khi uống thuốc rồi vẫn không thấy buồn ngủ thì đừng nên uống tiếp, thay vào đó hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Thuốc ngủ chỉ là giải pháp khắc phục tình trạng mất ngủ tạm thời mà thôi. Bạn không nên ỷ lại vào nó để có được giấc ngủ ngon bởi những hệ quả mà thuốc có thể đem đến cho cơ thể không hề có lợi. Ngưng việc lạm dụng thuốc và tìm đến cho mình một lối sống lành mạnh, khoa học kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi và tập thể dục thể thao đều đặn mới là phương pháp đúng đắn nhất.