Nội dung bài viết
I. THỦ THUẬT CHẨN BỆNH
Phương pháp tác động cột sống ứng dụng 4 thủ thuật chẩn bệnh là: ÁP, VUỐT, ẤN, VỀ.
I.1. THỦ THUẬT ÁP
Thủ thuật Áp là thủ thuật chẩn bệnh được tiến hành trước tiên trong phương pháp Tác động cột sống để chẩn bệnh
Mục đích của thủ thuật Áp là phát hiện sự biến đổi về nhiệt độ da (cao hoặc thấp hơn bình thường) ở trên hệ cột sống và ngoài phạm vi cột sống để làm cơ sở chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi sự tiến triển của bệnh trong điều trị.
Hình thức của thủ thuật Áp là dùng lòng bàn tay (thùy thuộc vào cảm giác của mỗi người mà có thể dùng mu bàn tay) đặt sát với lớp da của những vùng đã quy định, hoặc có yêu cầu trên người bệnh để thao tác theo trình tự của thủ thuật, để xác định được đầy đủ những yêu cầu của phương pháp. Ngoài ra còn có thể dùng máy đo nhiệt độ để thay thế cho thủ thuật Áp.
Các hình thức của thủ thuật Áp gồm có: Áp định khu và áp không định khu
- Áp định khu tức là hình thức bàn tay thao tác đặt nhẹ sát tới lớp da không quá 5 giây, nhấc bổng tay lên độ độ 5 giây, rồi lại đặt xuống và nhấc lên, cứ như thế 5-7 lần, có thể đủ để xác định được vùng đó có nhiệt độ cao hay thấp hơn bình thường. Hình thức thao tác này áp dụng với những vùng trong những trường hợp có định khu.
- Áp không định khu là hình thức dùng bàn tay đặt nhẹ sát tới lớp da rồi xê dịch liên tục từ nhanh đến chậm tại khu có yêu cầu, độ vài ba lần qua lại là có thể xác định được vùng nhiệt độ đó cao hay thấp hơn bình thường. Hình thức này áp dụng với những trường hợp không định khu.
Trước khi thao tác cần
1. Tùy thuộc vào những hạn chế của mỗi người bệnh mà ứng dụng các tư thế đứng, nằm hay ngồi cho thích hợp với việc chẩn bệnh
- Trước khi thao tác cần qua khâu chuẩn bị để tạo cho bàn tay và ngón tay thêm khả năng nhanh nhạy với cảm giác nóng lạnh khách quan bằng các động tác: xoa hai bàn tay với nhau liên tục, khi cảm thấy bàn tay đã đạt được yêu cầu là mềm mại và nóng ấm (đặc biệt là về mùa đông) mới tiến hành thao tác.
Trình tự thao tác được tiến hành trên các khu vực như sau:
- Áp dụng hình thức áp định khu để xác định nhiệt độ da địa phương, tức là phát hiện sự biến đổi về nhiệt độ da ở trên những khu vực mà người bệnh có cảm giác đau hoặc cảm giác giảm khu trú, như đầu, mình, chân tay vvv…
- Áp dụng hình thức áp không định khu để xác định nhiệt độ da cột sống, tức là phát hiện sự biến đổi về nhiệt độ da trên cột sống để xác định trọng khu, tạo điều kiện tiến hành thủ thuật VUỐT.
- Áp dụng hình thức áp định khu để xác định nhiệt độ da vùng tương ứng nội tạng tức là sự biến đổi về nhiệt độ da tại các vùng tương ứng với nội tạng đã được ghi trong phần đặc trưng về nhiệt độ da so với nhiệt độ bình thường của những vùng ấy.
I.2. THỦ THUẬT VUỐT
Thủ thuật VUỐT là thủ thuật chẩn bệnh được tiến hành thao tác trong phạm vi trọng khu sau khi đã xác định bằng thủ thuật Áp.
Mục đích của thủ thuật VUỐT là phát hiện những hiện tượng bệnh lí khu trú trên hệ cột sống như:
Về hình thái đốt sống: Lồi, lõm, lệch (đơn hoặc liên)
– Về hình thái lớp cơ đệm: Co, Cứng, Mềm, xơ, sợi, Teo.
Ngoài ra còn phát hiện các sợi cơ bệnh lí tại các vùng có liên quan với trọng khu để xác định điểm đối động theo quy định của phương thức đối động và phân định các thể Hẹp, Rộng, Lớn làm cơ sở tiến hành thủ thuật ẤN.
Thủ thuật VUỐT dùng đầu ngón hoặc cả thân ngón của các ngón tay chỏ, giữa, nhẫn; có thể dùng 1,2 hoặc cả 3 ngón đặt trên cơ lưng hoặc cột sống người bệnh, thao tác theo hướng hất ngón tay vào lòng bàn tay, tùy theo yêu cầu của phương pháp đã quy định mà có thể thao tác từ nhanh đến chậm, dài hay ngắn, nông hay sâu.
Thủ thuật VUỐT có 4 hình thức:
- VUỐT DỌC tức là vuốt dọc theo hệ cột sống từ trên xuống dưới, trong những trường hợp lớp cơ bệnh lí biểu hiện ngang cơ lưng.
- VUỐT NGANG tức là vuốt từ cột sống kéo ngang ra cơ lưng, trong những trường hợp lớp cơ bệnh lí biểu hiện dọc theo hệ cột sống.
- VUỐT CHÉO RA tức là vuốt chéo chếch xuống từ cột sống kéo chéo ra ngoài lưng để phát hiện những trường hợp lớp cơ bệnh lí biểu hiện từ cột sống chếch hoặc chéo ngược lên phía trên.
- VUỐT CHÉO VÀO tức là đặt tay từ ngoài cơ lưng kéo chính xuống từ cơ lưng vào cột sống, phát hiện trong những trường hợp lớp cơ bệnh lí biểu hiện từ cột sống chéo hoặc chếch xuống phía dưới.
CHÚ Ý: khi cần phát hiện hình thái bệnh lí ở lớp cơ trong thì phối hợp với VUỐT NGẮN ở lớp trong. Trước khi thao tác cần chuẩn bị về thủ thuật và tư thế như sau:
Thủ thuật: Tạo cho bàn tay được mềm mại và nóng ấm bằng các động tác nắm vào mở ra nhiều lần, khi các ngón tay hết cứng ngượng thì mới tiến hành thao tác.
Tư thế: Căn cứ vào trong khu, tức là khu vực nhiệt độ cao nhất trên hệ cột sống mà áp dụng các tư thế thích hợp.
- Trong khu ở vùng cổ từ C1 đến C7 thì áp dụng tư thế Ngồi đầu cúi gục. b. Trong khu ở vùng lưng trên từ 01 đến 07 thì áp dụng tư thế Ngồi ngay lung.
- Trong khu ở vùng giữa lưng từ S8 đến D12 thì áp dụng tư thế Ngồi cong lưng.
- Trong khu ở vùng thắt lưng từ L1 đến L5 thì áp dụng tư thế Ngồi ngửa người, Đứng cong lưng hoặc Nằm nghiêng.
- Trong khu ở vùng hông từ S1 đến S5 thì áp dụng tư thế Nằm sấp, nằm duỗi, hoặc Ngồi ngửa người. chân co,
- Trong khu ở vùng cụt thì áp dụng tư thế Nằm sấp
Trình tự thao tác:
Trình tự được tiến hành trên các khu vực như sau:
- Thao tác ở phía ngoài cơ thẳng lưng để phân định Thể bệnh lí (tức Thể lớn)
- Thao tác ở phía trong cơ thẳng lưng vào cột sống (tức rãnh sống) để phân định Thể bệnh (tức Thể rộng)
- Thao tác trên hệ cột sống để phân định loại hình thái bệnh lí của đất sống (Lồi, Lõm, Lệnh (đơn hoặc liên) và phân định thể (tức Thể hẹp) B. Hình thức thao tác:
- Thao tác dài, nhanh, nông, sâu để có khái niệm ban đầu về các hiện tượng bệnh lí trong phạm vi trọng khu và các vùng tương ứng với trọng khu, lớp ngoài và lớp trong.
- Thao tác dài, chậm, nông, sâu để phát hiện về hình thái bệnh lí trong phạm vi trọng khu, lớp ngoài và lớp trong.
- Thao tác ngắn, nhanh, nông, sâu để có khái niệm về hình thái lớp có bệnh lí ở lớp trong và lớp ngoài.
- Thao tác ngắn, chậm, nông, sâu để xác định hình thái bệnh lí của đối sống và lớp cơ bệnh lí xơ, sợi, dọc, ngang, chéo vvv…
Trình tự thủ thuật:
- VUỐT TRƯỢT tức là dùng đầu ngón tay vuốt phầy trượt trên lớp cơ bệnh lí trên một diện hẹp.
- VUỐT CHÌM tức là đặt tĩnh ngón tay thao tác trên một diện rộng.
- VUỐT DÀI tức là vuốt dọc cột sống và cơ lưng, có những trường hợp vuốt dọc hết cột sống, để có khái niệm ban đầu về các khu vực có hiện tượng bệnh lí (có thể vuốt nhanh, chậm, nông, sâu tùy ý).
- VUỐT NGẮN tức là vuốt trên khu vực bệnh lí, thao tác có thể ngắn nhất chỉ trong phạm vi của một đối sống, nhanh, chậm, nông, sâu tùy ý.
- VUỐT NÔNG phối hợp thao tác dài, ngắn, nhanh, chậm chủ yếu để phát hiện hình thái bệnh lí khu trú ở lớp cơ ngoài.
- VUỐT SÂU phối hợp với thao tác dài, nhanh, khi vuốt chậm có thể vuốt dài hay ngắn, chủ yếu là để phát hiện hình thái bệnh lí khu trú ở lớp cơ trong.
- VUỐT NHANH phối hợp với vuốt dài ở lớp ngoài, nông để có thể khái niệm về các khu vực có hiện tượng bệnh lí ở lớp cơ ngoài.
– Vuốt nhanh phối hợp với dài ở lớp cơ trong để có khái niệm về các khu vực có hiện tượng bệnh lí ở lớp cơ trong.
– Vuốt nhanh phối hợp với vuốt ngắn và nông trên khu vực bệnh lí để phát hiện hình thái của những hiện tượng bệnh lí, các đốt sống và cơ lưng ở lớp ngoài.
– Vuốt nhanh phối hợp với vuốt ngắn và sâu trên khu vực bệnh lí để phát hiện hình thái bệnh lí của các đốt sống và cơ lưng ở lớp trong.
- VUỐT CHẬM phối hợp với vuốt dài ở lớp nông để phát hiện các khu vực bệnh lí khu trú ở lớp ngoài.
– Vuốt chậm phối hợp với vuốt dài ở lớp trong để phát hiện các khu vực bệnh lí khu trú ở lớp trong.
– Vuốt chậm phối hợp với vuốt ngắn ở lớp nông để phát hiện hình thái của đốt sống và cơ lưng ở lớp ngoài
Tóm lại mục đích chủ yếu của thủ thuật VUỐT là phát hiện các hình thái bệnh lí của đốt sống và lớp cơ.
I.3. THỦ THUẬT ẤN
Thủ thuật ẤN là thủ thuật chẩn bệnh được tiến hành thao tác trên lớp cơ bệnh lí khu trú trên hệ cột sống sau khi đã được xác định bằng thủ thuật VUỐT. Mục đích của thủ thuật Ấn là phát hiện:
– Hình thái lớp cơ bệnh lí: Loại không di động, dầy hoặc mỏng, co cứng hoặc mềm
– Cảm giác: đau hoặc giảm
– Vị trí khu trú: lớp cơ ngoài, lớp giữa hoặc lớp trong để tạo điều kiện cho thủ thuật Vẽ tiến hành xác định trọng điểm.
Thủ thuật dùng phần mềm ở đầu ngón tay (dùng ngón cái hoặc ngón giữa) thao tác trên lớp cơ bệnh lí bằng hình thức Ấn từ lớp cơ ngoài vào lớp cơ trong, nhanh hoặc chậm, nông hoặc sau để thực hiện yêu cầu trên.
A. Hình thức thao tác:
- Thao tác nhanh để có một khái niệm ban đầu về khu vực có hiện tượng bệnh lí khu trú.
- Thao tác chậm để xác định loại di động hoặc không di động, lớp cơ dây hoặc mỏng, cứng hoặc mềm.
- Thao tác nông để xác định hiện tượng bệnh lí khu trú ở lớp cơ ngoài. 4. Thao tác sau để xác định hiện tượng bệnh lí khu trú ở lớp cơ trong. B. Chuẩn bị thao tác:
- Tư thế vẫn áp dụng tư thế trong thủ thuật Vuốt.
- Thủ thuật: Dùng ngón cái và ngón giữa búng bật vào nhau năm bảy lần tạo cho ngón co vào duỗi ra được dễ dàng và mềm mại.
Trình tự thao tác:
- Thao tác ở hai bên cạnh đốt để xác định các hiện tượng đối xứng và mất đối xứng bệnh lý khu trú ở lớp ngoài, lớp giữa hoặc lớp trong.
- Thao tác ở giữa thân đốt để xác định về hình thái của đốt sống Lồi, Lõm, Lệch (đơn hoặc liên).
- Thao tác nông để
- Thao tác sâu để phát hiện hiện tượng bệnh lí khu trú ở lớp cơ trong.
- Thao tác nhanh để phát hiện hiện tượng bệnh lí đối xứng và mất đối phát hiện hiện tượng bệnh lí khu trú ở lớp ngoài.
- Thao tác chậm để phát hiện về hình thái cảm giác và vùng khu trú của hiện tượng bệnh lí.
I.4. Thủ thuật vê
Thủ thuật Vê Mục đích của thủ thuật Vê là xác định trọng điểm khu trú trên hệ cột sống làm cơ sở cho chẩn đoán và phương hướng tác động trị bệnh theo quy định của nguyên trọng điểm trong phương pháp Tác động cột sống. tắc là thủ thuật chẩn bệnh được tiến hành sau thủ thuật ẤN.
Trọng điểm được quy định bằng hình thái của đốt sống, của cơ đệm, trạng thái về cảm giác và nhiệt độ da.
-
Về Đốt sống:
– Điểm lồi nhất trên đốt sống Lồi.
– Điểm lồi nhất trên đốt sống Lõm nhất.
Điểm lệch nhất trên đốt sống Lệch.
-
Về lớp cơ co:
– Điểm nhất trong lớp cơ co.
– Điểm cứng nhất trong lớp cơ cứng
– Điểm dầy nhất trong lớp cơ teo và các loại xơ, sợi vvv…
3. Về cảm giác:
điểm đau nhất trong các điểm đau
4. Về nhiệt độ:
Điểm có nhiệt độ cao nhất trong trọng khu.
– Điểm dầy nhất trong lớp cơ dầy.
Bốn đặc trưng trên đây đều khu trú tại một điểm nhỏ ở trên hệ cột sống gọi là TRỌNG ĐIỂM. Phương pháp Tác động cột sống đã căn cứ vào trong điểm để phân thành loại hình rối loạn (gọi là Loại) để có phương hướng xử lý giải tỏa để trị bệnh.
Thủ thuật VÊ dùng phần mềm ở đầu ngón tay đặt trên lớp có bệnh lí đã được xác định bằng thủ thuật ẤN.
Hình thức của thao tác là tác động trên một diện hẹp bằng hình thức VỀ di-di, day-day, xoay-xoay, đẩy-đẩy để xác định trọng điểm đã nêu ở trên, chi tiết như sau:
DI-DI: Di chuyển ngón tay trên lớp cơ bệnh lý để xác định hình thái của đốt sống và lớp cơ bệnh lý Co, Cứng, Mềm
DAY-DAY: Đặt tĩnh ngón tay trên lớp cơ bệnh lí, thao tác day- day tạo cho lớp cơ bệnh lí di chuyển theo yêu cầu để xác định hình thái cơ bệnh lí Dầy, Mỏng, xơ, sợi, Teo.
ĐÂY-ĐẦY: Đặt tĩnh ngón tay trên lớp cơ bệnh lí, thao tác bằng hình thức đẩy đẩy để xác định loại di động hoặc không di động.
XOAY-XOAY: đặt tĩnh ngón tay trên lớp cơ bệnh lí thao tác bằng hình thức хоау tròn theo hướng trục, rộng, hẹp, nông, sâu tùy ý để xác định điểm có cảm giác đau nhất trong trọng khu.
Xác định cảm giác trong những trường hợp cơ cường, khi thao tác chỉ cần căn cứ vào hệ cơ và sự phản ứng của tiết đoạn biểu hiện ở những sợi cơ bệnh lí cũng đủ để xác định được điểm có cảm giác đau nhất, không cần phải hỏi người bệnh. Những trường hợp có teo nhược phải căn cứ vào cảm giác của người bệnh, do đó khi thao tác phải hỏi người bệnh để xác định trọng điểm.
Chuẩn bị thao tác: Tư thế: Vẫn áp dụng tư thế trong thủ thật VUỐT. Thủ thuật không có khâu chuẩn bị riêng khi chuyển từ thủ thuật ÁN sang thủ thuật Võ.
Trình tự thao tác: Các khu vực tiến hành thao tác gồm thân đốt (gồm giữa thân đốt và cạnh thân đốt) và khe đốt.
– Thao tác ở giữa thân đốt để xác định về hình thái lớp cơ bệnh lí và điểm bệnh lí khu trú ở giữa thân đốt hoặc ở phần trên hay phần dưới.
– Thao tác ở cạnh thân đốt để xác định hình thái lớp cơ bệnh lí khu trú ở phía phải hoặc phía trái, trên hoặc dưới.
Khe đốt gồm giữa và cạnh của khe đốt:
– Thao tác ở phần giữa khe đốt để phân biệt hình thái của đốt sống và lớp cơ bệnh lí khu trú ở phần trên và dưới của khe đốt.
– Thao tác ở phần cạnh khe đốt để phân biệt hình thái của đốt sống và lớp cơ bệnh lí khu trú ở phần trên và dưới của khe đốt
– Thao tác ở phần cạnh khe đốt để phân biệt về hình thái của đốt sống và lớp cơ bệnh lí khu trú ở phía phải hoặc phía trái, trên hoặc dưới khe đốt. CHÚ Ý: Những trường hợp liên đốt cũng phải thao tác theo trình tự trên đây thì mới xác định được trọng điểm một cách chính xác.
Cách thức của thủ thuật được tiến hành theo trình tự:
1. Về di-di để xác định lớp cơ co, cứng, mềm. .
2. Về day-day để xác định loại lớp cơ dầy, mỏng, xơ, sợi, teo
3. Về đẩy-đẩy để xác định loại di động và không di động.
4. Về xoay-xoay để xác định điểm có cảm giác đau nhất trong trọng khu.
CÁC THỦ THUẬT TRỊ BỆNH
Căn cứ vào các nguyên tắc trị bệnh của Phương pháp Tác động cột sống để giải tỏa hình thái của trọng điểm, yêu cầu của các thủ thuật là:
1. Tạo cho các đốt sống bị dính cứng chuyển động được.
2. Tạo cho trọng điểm có một cảm giác đau thích hợp để giải tỏa các hình thái của trọng điểm.
Do hai yêu cầu trên đây đã hình thành các thủ thuật trị bệnh:
1. Thủ thuật ĐÂY
2. Thủ thuật XOAY
3. Thủ thuật BẬT
4. Thủ thuật RUNG
5. Thủ thuật BỈ
6. Thủ thuật LÁCH
II.1. Thủ thuật ĐẨY
A. Đại cương: thủ thuật ĐÂY ứng dụng phương thức NÉN, phối hợp với thủ thuật XOAY và Bỉ trong phương thức SÓNG để giải tỏa lớp cơ bệnh lý, tạo cho đốt sống bị dính cứng chuyển động được theo yêu cầu của thầy thuốc.
B. Hình thức: theo nguyên tắc định lực của 9 vùng đã quy định của Phương pháp Tác động cột sống, tùy theo vị trí khu trú của trọng điểm mà ứng dụng lực của ngón tay cái hay hai ngón tay, hoặc dận của bàn tay đặt tĩnh tại trọng điểm để thao tác với lực nén từ nhẹ đến nặng.
Dù cho đốt sống bị dính cũng nhiều cũng không được dùng quá lực đã quy định.
C. Thao tác: khi thao tác chú ý đẩy từ ngoài vào trong theo hướng trục. Tùy theo vị trí khu trú của trọng điểm mà chọn tư thế cho bệnh nhân: nằm xấp, chống tay trên điểm tỳ để oằn lưng, hoặc ngồi gục để thao tác…
Các tư thế này đều tạo cho gân cơ của người bệnh buông trùng, thích hợp cho sự tiếp nhận lực thao tác.
D. Thủ thuật: thủ thuật ĐÂY ứng dụng trong phương thức NÉN và phương thức SÓNG:
1- Phương thức NÉN
– NÉN TĨNH:
Tư thế: Người bệnh nằm xấp trong trường hợp đốt sống LỎI hoặc nằm nghiêng trong trường hợp đốt sống LỆCH.
Đốt sống Lệch về phía nào thì người bệnh nằm nghiêng phía đó lên trên để thầy thuốc dùng lực thao tác đẩy từ trên xuống hướng trục.
Thao tác: Thầy thuốc xòe rộng bàn tay úp trên lưng người bệnh, dùng hai ngón cái đặt tĩnh tại trọng điểm, đẩy theo hướng từ ngoài vào trong cho đốt sống Lồi, hoặc từ trên xuống dưới cho đốt sống Lệch.
Khi thao tác thầy thuốc dùng lực từ nhẹ đến nặng xen kẽ nhịp nhàng, không nén nặng liên tục.
– NÉN NÂNG:
Tư thế: Theo quy định trong tư thế, người bệnh nằm xấp hoặc ngồi tùy theo vị trí khu trú của trọng điểm.
Thao tác: Dùng một bàn tay để nén xuống, kết hợp với tay kia thao tác nâng chân hoặc tay người bệnh trong cùng một lúc, áp dụng cho hình thái đốt sống LIÊN LÔI.
– NÉN KÉO:
Tư thế: Đã quy định tư thế nén kéo cho người bệnh và thầy thuốc.
Thao tác: Thầy thuốc dùng một ngón tay cho đốt sống LỆCH và cả bàn tay cho hình thái đốt sống
LIÊN LỆCH, thao tác theo quy định trong tư thế nén kéo. 2. Trong phương thức Sóng
Thủ thuật ĐÂY còn phối hợp với các thủ thuật thuộc phương thức sóng như thủ thuật XOAY, BỈ, LÁCH, RUNG để tạo cho trọng điểm có một sóng cảm giác thích hợp nhất để cơ thể tự điều chỉnh, giải tỏa hình thái lớp cơ bị rối loạn.
- Giới hạn: Không được dùng thủ thuật ĐÂY cho vùng cổ (từ 1 đến C7), vùng lưng trên (từ 21 đến D7) và xương cụt, mà chỉ được phối hợp với thủ thuật XOAY và BỈ – nghĩa là XOAY và Bỉ với một lực thích hợp theo quy định.
- Tóm tắt: Thủ thuật ĐẨY thuộc phương thức NÉN thường phối hợp với các thủ thuật thuộc phương thức SÓNG để trị bệnh. Khi thao tác phải tuân thủ các nguyên tắc của phương pháp Tác động cột sống.
II.2 THỦ THUẬT XOAY
A. Đại cương: Thủ thuật XOAY là một trong những thủ thuật trị bệnh theo phương thức SÓNG được phương pháp Tác động Cột sống quy định ứng dụng cụ thể với những loại trọng điểm có hình thái đốt sống LỒI, LỒI LỆCH và LỆCH, và hình thái lớp cơ CÓ DÀY, CÓ MỎNG, MỀM DÀY và MỀM MỎNG.
Mục đích của thủ thật XOAY là dùng lực tác động tạo cho người bệnh có một cảm giác đau thích hợp tại trọng điểm – nghĩa là ban đầu đau nhiều, rồi đau vừa, cuối cùng hết đau – để cơ thể người bệnh tự điều chỉnh, điều hòa thân nhiệt và giải tỏa các hình thái của trọng điểm, phục hồi lại sự cân bằng cột sống để trị bệnh.
B. Hình thức: Hình thức của thủ thuật XOAY là dùng phần mềm ở đầu ngón tay cái hoặc ngón tay giữa, đặt tĩnh tại trọng điểm để thao tác bằng một lực thích hợp theo trình tự:
- Xoay vòng tròn ở trên lớp cơ bệnh lí theo chiều kim đồng hồ đối với những trường hợp trọng điểm khu trú ở phần dưới đầu gai sống lệch phải và phần trên đầu gai sống lệch trái.
- Xoay vòng tròn ở trên lớp cơ bệnh lí ngược chiều kim đồng hồ đối với những trường hợp trọng điểm khu trú ở phần dưới đầu gai sống lệch trái và phần trên đầu gai sống lệch phải.
- Xoay vòng tròn trên lớp cơ bệnh lí không quy định chiều хоау những trường hợp trọng điểm khu trú ở đầu gai sống không phân biệt ở phần trên hay phần dưới và ở điểm đối động đối với
C. Thao tác: Những quy định trên đây ứng dụng cụ thể với những Loại và Thể của trọng điểm thao tác như sau:
- Thao tác ở một diện hợp đối với những trường hợp ở Thể Hẹp.
- Thao tác ở một diện rộng đối với những trường hợp ở Thể Rộng hoặc Lớn.
- Thao tác dụng một lực nhẹ đối với những trường hợp trọng điểm khu trú ở lớp cơ ngoài
- Thao tác cùng một lực trung bình đối với những trường hợp trong điểm khu trú ở lớp cơ giữa.
- Thao tác cùng một lực nặng đối với những trường hợp trọng điểm khu trú ở lớp cơ trong.
D. Thủ thuật: Khi dùng thủ thuật XOAY thao tác trị bệnh cần phối hợp thủ thuật ĐÂY với lực từ tối thiểu đến tối đa theo quy định của nguyên tắc định lực, phối hợp với thủ thuật LÁCH khi trọng điểm đã thay đổi.
E. Giới hạn
- Thủ thuật XOAY được áp dụng rộng rãi với tất cả các khu vực khác nhau trên hệ cột sống (theo quy định của nguyên tắc định lực) từ vùng cổ đến xương cụt.
- Thủ thật XOAY không có giá trị đối với những trường hợp hình thái của trọng điểm di động như các loại Xơ và Sợi hoặc loại không di động như các loại dính cứng v.v…
G. Tóm tắt
– Thủ thuật XOAY là một thủ thuật chủ yếu để giải tỏa lớp cơ bệnh lí có hình thái CO MỀM không di động.
– Khi thao tác cần áp dụng các tư thế thích hợp và phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc trị bệnh đã quy định.
II.3 Thủ thuật BẬT
A. Đại cương: Thủ thuật BẬT là một trong những thủ thuật trị bệnh theo phương thức SÓNG.
Phương pháp trị bệnh quy định thủ thuật BẬT ứng dụng cụ thể với những loại trọng điểm có hình thái lớp cơ bệnh lí XO và SỢI để cơ thể người bệnh tự điều chỉnh giải tỏa các hình thái của trọng điểm và điều hòa thân nhiệt, phục hồi lại sự cân bằng đốt sống để trị bệnh.
- Mục đích của thủ thuật này là dùng thao tác trị bệnh tạo cho người bệnh có một cảm giác đau nẩy người và đột ngột đối với những trường hợp lớp cơ bệnh lí có hình thái SỢI tròn hoặc dẹt.
- Tạo cho người bệnh có cảm giác đau thích hợp với những trường hợp lớp cơ bệnh lí có hình thái XƠ tròn, XƠ dẹp.
B. Hình thức: hình thức của thủ thuật BẬT là dùng phần mềm của đầu ngón tay cái, ngón giữa hoặc cũng có thể dùng nhiều ngón, bật trượt trên sợi cơ bệnh lí bằng một lực thích hợp để thao tác, trình tự như sau:
C. Thao tác:
- Không kể sợi cơ bệnh lí nằm theo hướng dọc, ngang hay chéo, thầy thuốc dùng một hoặc nhiều ngón tay bật trượt nhanh và mạnh ở trên sợi cơ bệnh lí theo hướng cắt ngang với sợi cơ đối với những trường hợp thuộc Thể và Loại SỢI TRÒN hoặc DẸT.
- Dùng một ngón tay bật trượt nhẹ và chậm ở trên sợi cơ bệnh lí theo hướng cắt ngang với sợi cơ đối với những trường hợp thuộc Thể và Loại SỢI TRÒN hoặc DỆT
D. Thủ thuật:
Khi dùng thủ thuật BẬT trị bệnh, cần phải phối hợp với thủ thuật ĐÂY, theo quy định của nguyên tắc định lực mà ứng dụng lực từ tối thiểu tới tối đa.
E. Giới hạn:
- Thủ thuật BẬT được áp dụng rộng rãi đối với trọng điểm khu trú ở trên hệ cột sống từ vùng cổ đến xương cụt. Tùy theo vị trí khu trú của trọng điểm mà áp dụng theo quy định của nguyên tắc định lực.
- Thủ thuật BẬT chỉ có giá trị đối với những Thể và những Loại XƠ và SỢI, không có giá trị đối với những hình thái không di động như CO CỨNG, CO MỀM.
G. Tóm tắt
– Thủ thuật BẬT giữ vai trò chủ yếu về giải tỏa các loại XƠ và SỢI bệnh lý.
– Khi thao tác phải tuân thủ các quy định của nguyên tắc trị bệnh của Phương pháp Tác động cột sống.
II.4 Thủ Thuật RUNG
A. Đại cương: Thủ thuật RUNG là một trong những thủ thuật trị bệnh theo phương thức SÓNG, ứng dụng cụ thể với những trọng điểm có hình thái thuộc loại MỀM DÀY, MỀM MỎNG, CÓ DÀY, CÓ MONG.
Mục đích của thủ thuật này là dùng thao tác trị bệnh tạo cho người bệnh có cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Từ những cảm giác này, cơ thể người bệnh có thể tự điều chỉnh, giải tỏa trọng điểm, phục hồi lại sự cân bằng cột sống để trị bệnh.
B. Hình thức: Hình thức của thủ thuật RUNG là dùng phần mềm ở đầu ngón tay cái hoặc ngón giữa, đặt tĩnh tại trọng điểm, bằng một lực thích hợp rung bàn tay lắc qua lại liên tục, tạo cho ngón tay thủ thuật có sự rung chuyển nhẹ nhàng tại đầu ngón tay đặt trên trọng điểm. C.
C. Thao tác:
- RUNG MẠNH tức là động bàn tay lắc ngang rộng, áp dụng đối với những trường hợp có trọng điểm thuộc loại MỀM MỎNG và CO MỎNG
- RUNG NHẸ tức là động bàn tay lắc ngang hẹp, áp dụng đối với những trường hợp có trọng điểm thuộc loại MỀM DÀY và CO DÀY.
D. Thủ thuật
– Khi thao tác trị bệnh bằng thủ thuật RUNG bằng lực nhẹ hay mạnh cũng cần phải phối hợp với thủ thuật ĐÂY – tức là vừa ĐẨY vừa RUNG. Khi thao tác cần theo đúng quy định của nguyên tắc định lực.
– Thủ thuật RUNG được phối hợp với thủ thuật LÁCH khi trọng điểm đã thay đổi, mục đích để xác định trọng điểm mới.
– Thủ thuật RUNG còn kết hợp với thủ thuật Bỉ và thủ thuật ĐÂY trong khi thao tác giải tỏa trọng điểm ở lớp cơ trong.
E. Giới hạn:
– Thủ thuật RUNG chỉ có giá trị về thao tác giải tỏa hình thái trọng điểm loại MỀM MỎNG, MỀM DÀY và CO MÓNG, CÓ DÂY.
– Thủ thuật RUNG không có giá trị với những loại CỨNG và XƠ, SỢI.
Thủ thuật RUNG thích hợp với những trường hợp suy nhược như suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể v.v…
G. Tóm tắt:
– Thủ thuật RUNG là một thủ thuật tạo cho người bệnh có cảm giác thoải mái, dễ chịu, êm ái và ngọt ngào, được coi là thủ thuật BỎ.
Khi thao tác trị bệnh cần phải thực hiện đầy đủ các quy định của nguyên tác.
Khi thao tác cần phải chọn tư thế thích hợp cho người bệnh và thầy thuốc.
II.5 THỦ THUẬT BỈ
A. Đại cương: Thủ thuật Bỉ là một trong những thủ thuật trị bệnh theo phương thức SÓNG, ứng dụng cụ thể trong những trường hợp khu trú ở lớp cơ trong.
Mục đích của thủ thuật Bỉ là khi thao tác trị bệnh tạo cho người bệnh có cảm giác đau thích hợp tại trọng điểm khu trú ở lớp trong. Cảm giác đau thích hợp này có thể nhận biết bằng các hiện tượng UỐN CONG và VẶN cột sống.
Từ những cảm giác trên, cơ thể người bệnh có thể tự điều chỉnh, giải tỏa các hình thái của trọng điểm, phục hồi lại sự cân bằng của cột sống để trị bệnh.
B. Hình thức: Hình thức của thủ thuật Bỉ là dùng phần mềm của đầu ngón tay giữa đặt tĩnh tại trọng điểm để thao tác ấn sâu vào lớp cơ bệnh lí bên trong.
điểm ở bên phải cột sống thì thầy thuốc dùng ngón tay giữa của bàn tay phải, nếu trọng điểm ở bên trái cột sống thì bác sỹ dùng ngón tay giữa của bàn tay trái để thao tác. Nếu gặp trường hợp trọng điểm ở cả hai bên phải và trái thì thầy thuốc phải dùng cả hai ngón tay giữa mà thao tác SONG CHỈNH tại hai trọng điểm bên phải và bên trái của đốt sống. Nếu trọng
C. Thao tác:
– Ngón tay thủ thuật lúc nào cũng phải đặt sát với gai sống, ấn cho lớp cơ bệnh lí miết vào gai sống và lăn ngừa ngón tay, vừa lăn vừa miết theo hướng vòng tròn; lúc đầu đưa lực từ ngoài hướng trục và tiếp theo đưa lực từ trong bỉ ra ngoài.
– Tùy theo trọng điểm khu trú ở lớp cơ giữa hay lớp cơ trong để dùng lực nặng vừa hay nặng để lực thấu tới trọng điểm, nhưng vẫn hải tuân thủ các quy định của nguyên tắc định lực và các nguyên tắc trị bệnh của Phương pháp.
D. THỦ THUẬT:
– Thủ thuật BỈ phối hợp với thủ thuật ĐÂY bằng một lực thích hợp từ trong bỉ ra ngoài.
– Phối hợp với thủ thuật RUNG để tạo cho trọng điểm có một cảm giác đau nhưng cảm thấy đau thành sóng lăn tăn, nhẹ nhàng. Tránh cho người bệnh có một cảm giác đau cứng đờ.
– Phối hợp với thủ thuật LÁCH khi thấy hình thái của trọng điểm đã thay đổi để kịp thời xác định trọng điểm mới, tiếp tục thao tác trị bệnh.
E. GIỚI HẠN:
Thủ thuật Bỉ áp dụng ĐƠN CHỈNH ở những trường hợp đốt sống bị LÕM LỆCH có trọng điểm khu trú ở một phía bên phải hoặc trái của đốt sống.
– Thủ thuật Bỉ áp dụng SONG CHỈNH ở những trường hợp đốt sống LÕM có trọng điểm khu trú ở cả bên phải và trái của đốt sống.
– Thủ thuật BỈ chỉ áp dụng với những trường hợp đốt sống LÕM hoặc LỆCH LÕM, và lớp cơ bệnh lý CO, MỀM, DÀY, MỎNG, không áp dụng được với những trường hợp XƠ, SỢI.
G. TÓM TẮT
– Thủ thuật Bỉ được áp dụng cụ thể với những loại cơ co MỀM, DÀY, MỎNG ở trên các đốt sống LÕM, LỆCH LÕM.
– Thủ thuật BỈ không ứng dụng trên các loại XƠ, SỢI và các đốt sống LỒI, LỆCH và LỒI LỆCH.
– Khi thao tác phải tuân thủ theo các quy định của các nguyên tắc và các phương thức của Phương pháp.
II.6 THỦ THUẬT LÁCH
Thủ thuật LÁCH không có hình thức riêng biệt mà khi thao tác trị bệnh bằng các thủ thuật khác ứng dụng phương thức SÓNG, thầy thuốc chú ý lần đầu ngón tay thủ thuật lách rộng ra các bờ cao của lớp cơ bệnh lí, chẳng hạn như trong khi ứng dụng thủ thuật XOAY, BẬT, RUNG, BỈ, hoặc khi ứng dụng thủ thuật ĐÂY, thuộc phương thức NÉN.
Mục đích của thủ thuật LÁCH là luôn luôn theo dõi hình thái của trọng điểm trong khi thao tác trị bệnh để kịp thời xác định trọng điểm mới.
Khi thao tác trị bệnh với các thủ thuật thích hợp, có khi chỉ vài giây đồng hồ là hình thái trọng điểm đã thay đổi bởi khả năng tự điều chỉnh của cơ thể đã giải tỏa trọng điểm – tức ổ rối loạn có thay đổi. Tại trọng điểm người bệnh có thể cảm thấy đau nhiều, khi thao tác bớt đau và hết.
Nhưng trọng điểm bao giờ cũng khu trú ở một điểm rất nhỏ. Khi điểm nhỏ này đã tan đi thì xung quanh hình thành một bờ cao, tại đó có điểm cơ co nhất và cảm giác đau nhất. Điểm đau mới này được gọi là trọng điểm mới.
Vì vậy thủ thuật LÁCH giữ một vai trò quan trọng để thực hiện được các yêu cầu trên vì qua thao tác này mà thầy thuốc nhận biết được sự thay đổi tức thời tại trọng điểm và xác định được trọng điểm mới để tiếp tục điều trị cho đến khi giải tỏa được ổ rối loạn.