Mẹo vặt chữa đau khớp gối

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Bạn đang bị đau khớp gối, mỗi sáng thức dậy là khớp cứng khó đi lại, tập thể dục thì thấy tiếng kêu lục khục, mỗi khi ngồi lâu đứng dậy là lại phải vận động mới đi lại được… rất có thể bạn đã bị thoái hóa khớp gối. Các triệu chứng này khiến bạn cảm thấy khó chịu ? Bạn cảm thấy ngại đi lại sau mỗi lần ngồi lâu ? Những cơn đau nhức làm bạn mất ngủ ?… Sau đây tôi xin giới thiệu đến các bạn một số mẹo nhỏ giúp bạn giảm được các triệu chứng trên.

Mẹo giúp giảm đau khớp gối hiệu quả

Ngâm chân

Ngâm chân

1. Chuẩn bị

Dụng cụ

  • 1 cái chậu ngâm ( có thể dùng chậu gỗ hoặc nhựa )
  • 1 chiếc khăn khô
  • Khoảng 3 lít nước sôi và 1 ít nước lạnh

Nguyên liệu

  • 1 củ gừng tươi
  • 1 thìa muối
  • 1 nắm lá lốt ( có cả rễ và thân thì càng tốt )
  • 1 nắm lá ngải cứu
  • Có thể cho thêm 1 ít quế, hồi hoặc xả… tùy vào điều kiện mỗi người

2.Thực hiện

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào chậu ngâm, cho nước sôi vào rồi để khoảng 5 phút cho thuốc được ngấm ra. Sau đó cho thêm 1 ít nước lạnh vào sao cho nước chỉ hơi ấm mà không bị bỏng, lúc này sẽ bắt đầu ngâm chân. Sau khoảng 5 phút ngâm chân nước sẽ nguội dần đi ta có thể cho thêm nước nóng vào ( chú ý khi cho nên nhấc chân ra tránh bị nước sôi làm bỏng ), sau đó lại tiếp tục ngâm, cứ sau khoảng 5 phút thì ta lại cho thêm nước sôi vào để giữ cho nhiệt độ được đều. Trong lúc ngâm ta có thể dùng khăn dúng xuống nước sau đó chườm lên phần đầu gối và cẳng chân, vừa chườm vừa lau nhẹ nhàng sẽ rất tốt.
  • Thời gian ngâm tốt nhất là trước khi đi ngủ, mỗi ngày nên ngâm 1 lần mỗi lần khoảng 15 đến 25 phút, khi ngâm xong nên lau chân cho khô và đi dép, tránh đi xuống nền nhà ngay.

3.Tác dụng

  • Chân là bộ phận xa tim nhất trên cơ thể, cũng là nơi thường xuyên phải chịu áp lực gánh vác cả cơ thể khi ta đi lại, theo đông y trên bàn chân có rất nhiều kinh lạc và huyệt đạo, nên khi ngâm chân sẽ giúp bàn chân được thư giãn sau một ngày phải làm việc vất vả, giúp máu lưu thông đến chân nhiều hơn tăng nuôi dưỡng cho cơ xương khớp, giúp thông kinh hoạt lạc điều hòa khí huyết… nên các chứng đau mỏi ở khớp gối cũng như toàn bộ phần chi dưới sẽ giảm đi đáng kể, ngoài ra còn giúp cho tinh thần thoải mái và một giấc ngủ sâu.

4.Chú ý

  • Một số người bị mắc các chứng bệnh như huyết áp cao, các bệnh lở loét ngoài da, các vết thương hở chưa lành… thì không nên ngâm chân.

Xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt khớp gối rất đơn giản và dễ làm, đặc biệt bạn có thể tự làm cho mình mà không cần sự trợ giúp của người khác.

Các huyệt vùng khớp gối

1.chuẩn bị

  • Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít dầu hoặc rượu xoa bóp, nếu không có cũng k sao

2.Thực hiện

  • Đầu tiên bạn dùng tay nhẹ nhàng xoa đều toàn bộ vùng khớp gối sao cho vùng gối hơi đỏ lên, sau đó dùng cả bàn tay miết từ đùi qua gối xuống cẳng chân khoảng 5 lần, miết xong ta sẽ dùng vân ngón tay cái day các huyệt trên vùng khớp gối như ( Lương khâu, huyết hải, độc tỵ, nội tất nhãn, dương lăng tuyền, âm lăng tuyền ) lực từ nhẹ đến mạnh, khi thấy có huyệt nào đau nhất thì tập trung day nhiều vào huyệt đó hơn, sau khi day xong hãy xoa bóp nhẹ nhàng một lần nữa.
  • Thời gian xoa bóp khoảng 15 đến 20 phút vào bất cứ lúc nào bạn cảm thấy khớp gối bị đau mỏi, hoặc rảnh rỗi như trước khi đi ngủ chẳng hạn.

3.Tác dụng

  • Xoa bóp giúp tăng tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng gân xương của khớp gối, bấm huyết giúp lưu thông kinh lạc giúp khí huyết lưu thông tốt hơn… rất hiệu quả trong điều trị những cơn đau mỏi khớp gối.

4.Chú ý

  • Tránh xoa bóp với những bệnh như chấn thương chưa lành, lở loét nhiễm trùng ngoài da…

Chườm nóng

Chườm nóng

1.Chuẩn bị

  • 1 tấm vải dày
  • 200g lá ngải cứu ( bỏ thân và cành chỉ lấy lá )
  • 50g lá lốt
  • 2 thìa rượu
  • 1 thìa muối

2.Thực hiện

  • Cho tất cả nguyên liệu trên vào 1 cái chảo khô đảo đều trên lửa nhỏ, sao cho lá ngải cứu và lá lốt được nóng đều thấm được rượu và muối, sau đó cho nguyên liệu trên cho ra khăn và buộc lại, tốt nhất dùng 1 chiếc khăn nữa gấp lại thành nhiều lớp bọc bên ngoài túi chườm để điều chỉnh độ nóng, sao cho độ nóng vừa phải không bị bỏng. Ta sẽ dùng túi chườm chườm đều quanh khớp gối sao cho gối cảm thấy hơi ấm từ túi ngải thấm vào phần da cơ khớp, chườm khoảng 15 đến 20 sao cho vùng da quanh khớp gối ấm đều và hơi hồng lên là được
  • Thời gian chườm tốt nhất là trước khi ngủ, sau khi ngủ dậy bị cứng khớp hoặc mỗi khi cảm thấy đầu gối đau nhức.

3.Tác dụng

  • Chườm nóng giúp tăng cường tuần hoàn đến khớp gối giúp các tế bào cơ xương khớp được nhận nhiều dinh dưỡng hơn, khí huyết được lưu thông tốt hơn. Chườm nóng rất tốt với bệnh thoái hóa khớp gối lâu năm gây đau cứng khớp buổi sáng.

4.Chú ý

  • Không nên chườm nóng với những người bị bênh lở loét ngoài da, chấn thương hở…

Tập đạp xe trên không

Đạp xe trên không

Đây là phương pháp luyện tập rất hiệu quả với khớp gối đồng thời tác động đến cả vùng hông, vùng bụng cũng như toàn cơ thể

1.Chuẩn bị

  • Bạn chỉ cần 1 tấm nệm mỏng hoặc bạn có thể tập ngay trên giường ngủ của mình

2.Thực hiện

  • Người tập nằm ngửa 2 tay để xuôi hoặc để lên đầu sao cho cảm thấy thoải mái, hít thở đều, bắt đầu hơi dùng sức nâng 2 chân lên và thực hiện động tác đạp xe, 1 chân co thì 1 chân duỗi ra, vận động liên tục đều đều, tưởng tượng như mình đang đạp xe đạp thật hoặc đếm số để bớt mỏi, lần đầu có thể tập khoảng 30 lần đạp thấy mỏi có thể nghỉ 1 lát rồi tập tiếp, cố gắng tập ít nhất là 5 phút mới có hiệu quả. Các lần sau hãy tăng dần thời gian tập lên khoảng 15 đến 20 phút
  • Thời gian tập tốt nhất là trước lúc đi ngủ và sau khi ngủ dậy

3.Tác dụng

  • Tập luyện giúp cho gân xương giai chắc, tuần hoàn máu được lưu thông tốt hơn, ngoài ra còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng đào thải các chất cặn bã trong khớp ra ngoài…giúp giảm đau cứng khớp gối và hạn chế tình trạng khớp gối thoái hóa tăng lên.

4. Chú ý

Hãy tập luyện từ từ và đều đặn hàng ngày, không nên gấp vội sẽ dẫn đến nhanh nản chí và không có hiệu quả.

Kết luận

Trên đây là một số mẹo để giúp giảm triệu chứng đau cứng khớp gối, mong rằng thông tin này sẽ có ích với những người bị đau khớp gối. Tuy nhiên các bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị theo phác đồ hợp lý nhất.

Chúc mọi người luôn mạnh khỏe và bình an trong cuộc sống !

 

 

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *