Đổ mồ hôi bất kể thời tiết nóng bức hay mát mẻ, dù vận động nhiều hay không luôn gây ra cảm giác bất tiện, khó chịu cho người mắc bệnh. Để điều trị bệnh đổ mồ hôi cũng có rất nhiều phương pháp, mỗi phương pháp đều có những tác dụng và bất lợi riêng. Để các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về các phương pháp này, chúng tôi đã tổng hợp các phương pháp trị mồ hôi trong bài viết ngày hôm nay, mời các bạn cùng đón đọc.
Nội dung bài viết
Các phương pháp trị mồ hôi hiện nay:
1 – Trị đổ mồ hôi bằng các bài thuốc từ thiên nhiên
Các bài thuốc từ thiên nhiên được rất nhiều người áp dụng, bởi các nguyên liệu thường dùng rất dễ kiếm, dễ làm, điển hình như chanh, dâu tây, bột baking soda, khoai tây, lá diếp cá, phèn chua…
Ưu điểm:
Nguyên liệu để trị mồ hôi từ thiên nhiên đều là những thứ dễ kiếm ngay bên cạnh, tiết kiệm chi phí, dễ thực hiện. Đặc biệt, phương pháp này thường an toàn, không gây đau đớn hay tác dụng phụ không tốt lên da.
Nhược điểm:
Hầu hết các bài thuốc từ dân gian tuy lành tính nhưng chỉ có thể cho hiệu quả trị nhất thời chứ không trị được bệnh tận gốc hoàn toàn. Hơn nữa, muốn nhìn thấy kết quả, người dùng phải kiên trì trong một thời gian khá dài, và tùy theo cơ địa mỗi người mà phương pháp cũng cho ra các mức độ tác dụng khác nhau.
Xem thêm:
2 – Tiêm Botulinum (botox)
Botox là loại thuốc có chứa các độc tố mạnh, tuy nhiên tiêm một lượng nhỏ ở dưới da lại có thể làm hạn chế ra mồ hôi. Khi tiến hành tiêm botox trong khoảng 30 – 45 phút, người dùng có thể cảm thấy đau, tuy nhiên mức đau này hoàn toàn có thể chịu được.
Độc tố Botulinum làm cho các dây thần tại vùng tiêm kinh không hoạt động, vì thế các tuyến mồ hôi cũng không tiết ra, và tình trạng của bạn được giải quyết.
Nhược điểm:
Khi tiêm botox, người bệnh sẽ phải trải qua một đợt điều trị khoảng 12 mũi tiêm nhỏ,. Tuy nhiên điều này chỉ có thể làm giảm mồ hôi tại vùng tiêm trong khoảng thời gian từ 2 – 8 tháng. Sau đó, bạn phải tiếp tục điều trị lại.
Tham khảo:
- Các cách hiệu quả chữa bệnh ra mồ hôi nhiều
- Đổ mồ hôi nhiều hay cơ thể cảnh tình về một bệnh lý nghiêm trọng
3 – Nạo, hút tuyến mồ hôi
Ưu điểm:
Để hút tuyến mồ hôi, các Bác sĩ sẽ tiến hành rạch hai đường nhỏ để đưa ống hút vào vùng bị đổ mồ hôi, thường là vùng nách kèm theo đèn chiếu sáng, camera ngầm. Cách làm này nhằm hút bỏ các tuyến mồ hôi mà không làm ảnh hưởng vùng xung quanh.
Nhược điểm:
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng trong vài tháng, sau đó tình trạng đổ mồ hôi của bạn rất nhanh chóng sẽ trở lại như cũ vì chủ yếu là hút phần mỡ dưới da. Nếu muốn hết mồ hôi, bạn phải thực hiện nạo, hút ở những lần tiếp theo.
4 – Phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi
Ưu điểm:
Phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi có thể xem như là một trong những phương pháp điều trị triệt để nhất hiện nay, hiệu quả mà phương pháp này mang lại rất cao, có thể lên đến 80-90%.
Mỗi ca phẫu thuật thường chỉ kéo dài khoảng nửa tiếng, sau khi gây tê tại chỗ toàn bộ vùng nách các Bác sĩ sẽ rạch, cắt đứt các ống tuyến mồ hôi, khiến mồ hôi không còn tiết ra nhiều như trước nữa
Nhược điểm:
Tuy nhiên điểm trừ của phương pháp này không tránh khỏi là sẽ để lại một vết sẹo nhỏ khoảng ở vị trí phẫu thuật, chi phí cho phương pháp này cao, giá dao động từ 7-20 triệu đồng.
Để thực hiện phẫu thuật, người bệnh nên chọn các cơ sở uy tín, bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao vì sau phẫu thuật đã có những trường hợp bị biến chứng nách thâm, sẹo xấu, thậm chí hoại tử. Một vài trường hợp sau khi phẫu thuật, các vùng khác trên cơ thể lại bị đổ mồ hôi bù trừ cũng gây ra rất nhiều bất tiện cho người mắc phải.
Còn có phương pháp nào giải quyết tình trạng đổ mồ hôi nữa không?
Bạn đã biết đến phương pháp Iontophoresis hay chưa?
Ưu điểm:
Phương pháp iontophoresis không còn quá xa lạ với những người phương tây nhưng chúng ta lại ít biết đến. Iontophoresis là phương pháp cho phép dòng điện với cường độ cực nhỏ chạy qua da khi ngâm trong nước hoặc dung dịch có chứa thuốc kháng cholinergic, để các phần tử ion hóa đi qua da.
Phương pháp iontophoresis có thể dùng để điều trị nhiều bộ phận trên da như tay, chân, nách, đầu, mặt, lưng,… Nó hoàn toàn an toàn, hiệu quả và không tốn kém, không để lại tác dụng phụ.
Nhược điểm:
Khi ngâm bằng phương pháp iontophoresis, với những người có làn da quá nhạy cảm, người dùng có thể cảm thấy hơi tê tê nhẹ ở đầu ngón tay, chân. Tuy nhiên điều này chỉ ở mức rất nhẹ, không ảnh hưởng gì đến cơ thể.
Phương pháp này không thể sử dụng với bệnh nhân bị động kinh hoặc có tiền sử bị co giật, người có kim loại trong cơ thể, hay với những trẻ nhỏ cũng không nên sử dụng mà nên có sự tham khảo, tư vấn trước của người bán. Mọi chi tiết các bạn có thể tham khảo tại https://liplop.vn/.
Trong những phương pháp mà chúng tôi vừa liệt kê dưới đây, bạn thấy phương pháp nào là thích hợp nhất với bản thân mình? Nhớ lưu ý kỹ các nhược điểm của nó trước khi lựa chọn nhé. Còn bây giờ, xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những chuyên mục tiếp theo.