Dinh Dưỡng cho người Tiểu Đường kiểm soát ổn định đường huyết

Theo thống kê hiện nay thì số lượng người mắc tiểu đường ngày càng gia tăng. Đây là một bệnh lý mạn tính ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của con người. Đối với người bị tiểu đường thì việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng quan trọng như dùng thuốc điều trị. Nó có tác dụng duy trì mức đường huyết ổn định, giảm nguy cơ mắc các biến chứng. Vậy dinh dưỡng cho người tiểu đường được xây dựng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây:

Mục tiêu cần đạt được về dinh dưỡng cho người tiểu đường

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mục tiêu chung dành cho người tiểu đường chính là duy trì mức đường huyết ổn định, cung cấp đủ năng lượng cho con người hoạt động mà không làm thay đổi tăng cao hay hạ thấp gây ảnh hưởng đến cơ thể, hạn chế xuất hiện các biến chứng khác. Đường huyết trong máu có chỉ số bình thường là 3,9 – 6,4 mmol/ lít. Mức đường huyết giới hạn cho từng người là khác nhau. Bởi vì con người là những cá thể riêng biệt, sự hấp thu và tiêu thụ chất dinh dưỡng khác nhau. Và mức độ này còn liên quan đến các biến chứng đái tháo đường ở cơ quan đích. Vì vậy không thể xây dựng được mục tiêu chung cho tất cả  những người mắc tiểu đường.

Nhu cầu dinh dưỡng của từng người sẽ được xây dựng dựa trên các yếu tố sau:

  • Theo độ tuổi, giới tính.
  • Tính chất công việc: Lao động nặng nhọc hay chỉ hoạt động nhẹ nhàng.
  • Thế trạng đang có của cơ thể: Thể trạng gầy hay béo.

Nguyên tắc về chế độ ăn cho người tiểu đường

Để xây dựng được chế độ ăn tốt nhất cho từng người thì chúng ta đều phải tuân thủ theo một nguyên tắc chung. Nguyên tắc chung này nhằm đảm bảo đem lại lợi ích tốt nhất về cung cấp dinh dưỡng đối với bệnh nhân bị bệnh. Hãy thuộc nằm lòng công thức dưới đây:

  • Cung cấp một lượng thức ăn vừa đủ để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động mà không dẫn tới biến chứng. Không ăn quá no khiến cho đường trong máu tăng cao hoặc ăn quá ít hay nhịn ăn khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng hạ đường huyết.
  • Theo quan điểm mới thì không có loại thức ăn nào bị cấm tuyệt đối với người đái tháo đường. Ngược lại hãy bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác nhau nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho hoạt động hàng ngày của cơ thể. Nhất là với bệnh nhân nhỏ tuổi, trẻ em thì càng cần phải có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để phát triển hoàn thiện về cả thể chất cùng trí tuệ.
  • Hạn chế ăn các chất bột đường (Glucid) để tránh tăng đường huyết sau ăn và hạn chế vừa phải đổi với chất béo (lipid) làm rối loạn chuyển hoá.
  • Ăn đầy đủ 3 bữa một ngày. Tuyệt đối không bỏ bữa kể cả khi bị ốm và mệt mỏi. Ăn đúng giờ giấc. Có thể chia nhỏ các bữa trong ngày. Trong đó bữa phụ ban đêm đóng vai trò quan trọng vì từ đêm đến sáng là một khoảng thời gian dài sau bữa tối. Vì vậy người bệnh rất dễ bị đói lúc nửa đêm và có nguy cơ hạ đường huyết.
  • Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Đây là một chất nội môi giúp chuyển hóa nhiều chất khác. Ít nhất là 2 lít/ ngày. Còn tùy vào cân năng của mỗi người mà có thể tăng thêm, trung bình là 40ml/ 1 kg cân nặng.
  • Không cần phải ăn kiêng. Cũng không nên chỉ tập trung vào một loại thực phẩm nào đó quá nhiều. Đấy là dinh dưỡng cho người tiểu đường cần tuân thủ nghiêm ngặt.
Người bị bệnh tiểu đường cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân
Người bị bệnh tiểu đường cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân

Tỷ lệ về các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn

Protein – chất đạm

Đối với người đái tháo đường thì hàm lượng protein cần cung cấp trong một ngày sẽ chiếm khoảng 10 – 15% tổng năng lượng. Trung bình một người lớn cần 0,8 gram/ 1kg cân nặng mỗi ngày. Thành phần này sẽ có sự thay đổi với người bệnh thận, cần hạn chế sử dụng chất đạm.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Lipid – chất béo

Hạn chế sử dụng chất béo trong thực phẩm. Nếu sử dụng thì hãy dùng dầu thực vật thay vì dầu động vật. Vì trong dầu ăn có nguồn gốc từ động vật có nhiều acid béo bão hoà thường bám vào các thành mạch máu gây nguy cơ xơ vữa động mạch. Nhưng không phải chúng không có tác dụng, mà đây cũng là một nguồn sinh năng lượng cho cơ thể. Chất béo trong dầu thực vật là chất béo chưa no, giảm nguy cơ trên. Hãy sử dụng các loại dầu như dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương…

Tỷ lệ hàm lượng chất béo chia theo phần trăm sẽ chiếm 25% và không được vượt quá 30%. Kiểm soát chất béo có ý nghĩa quan trọng với người tiểu đường do các biến chứng về mạch máu thường thấy khi không kiểm soát đường huyết tốt.

Glucid – Chất đường bột

Trong các chất nạp vào cơ thể cho người tiểu đường thì chúng ta cần chú ý nhất nhóm này. Đái tháo đường là tình trạng lượng đường máu trong cơ thể tăng cao nhưng không được chuyển hoá thành năng lượng. Do đó cần hạn chế sử dụng glucid đối với chất đường bột. Tỷ lệ chiếm khoảng 50 – 60 % nhu cầu năng lượng cho cơ thể.

Ngoài ra chúng ta có thể bổ sung thêm các loại chất khác cũng rất cần cho cơ thể như chất xơ, vitamin…

Nên ăn gì và hạn chế ăn gì?

Dưới đây chúng ta sẽ đi vào chi tiết các loại thực phẩm nên sử dụng thường xuyên hay hạn chế sử dụng vì gây ảnh hưởng không tốt cho người tiểu đường:

Thực phẩm cung cấp Protein

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) cho biết người tiểu đường nên ăn các loại thực phẩm giàu protein. Trong đó thịt nạc được khuyến khích vì giàu chất đạm nhưng lượng chất béo bão hoà lại rất thấp. Với người ăn chay thì chất đạm có nhiều trong các loại quả hạch, đậu hay đậu phụ. Nhưng trong các thực phẩm này lại có chứa nhiều chất béo và calo nên cần ăn ở mức độ vừa đủ.

Nên ăn Các loại cá: Cá ngừ, cá hồi, các trích…

Gà tây, không da

Cây họ đậu, các loại đậu và thực phẩm từ đậu

Hạt không tẩm muối như óc chó, hạnh nhân

Trứng

Hạn chế ăn Thịt nguội, xúc xích, giăm bông, hotdog…

Lạp xưởng, thịt bò khô, thịt xông khói

Các hạt tẩm gia vị hay ướp

Thức uống tang cơ ngọt

Cá hồi là thực phẩm tốt cho người có mức đường huyết cao
Cá hồi là thực phẩm tốt cho người có mức đường huyết cao

Các loại ngũ cốc

Các loại ngũ cốc hầu hết là thực phẩ tốt cho người tiểu đường. Vì nó có chứa nhiều vitamin và chất xơ. Vitamin là một chất thiết yếu của cơ thể. Chất xơ sẽ làm đường huyết tăng chậm hơn. Không những thể nó còn tạo cảm giác no lâu đánh lừa dạ dày người tiểu đường khiến họ không bị thèm ăn và muốn ăn thêm đồ.

Lời khuyên dành cho bạn đó chính là nên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt không qua chế biến làm tinh hay tẩm ướp gia vị. Vì nó sẽ tăng nguy cơ nạp thêm chất bột đường làm tăng đường huyết.

Nên ăn Gạo hữu cơ, gạo lứt

Hạt diêm mạch

Bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt

Mỳ là từ ngũ cốc nguyên hạt

Yến mạch

Hạn chế ăn Bánh mỳ có đường, bánh ngọt

Ngũ cốc ăn sáng tẩm đường

Mỳ, nui

Các sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa có chứa nhiều các chất như đường bột, chất béo vì vậy có tác động xấu lên người bị tiểu đường. Vì vậy những sản phẩm từ sữa thông thường cần bị hạn chế. Nhưng hiện nay trên thị trường đã có các sản phẩm sữa được tách chất béo, sữa không đường dành riêng cho những người bị bệnh này. Nếu bạn không muốn bỏ qua các món ngon từ sữa thì có thể sử dụng các sản phẩm sữa đặc chế riêng này thay vì sữa thường.

Nên ăn Sữa không đường, sữa chua không đường

Sữa chua tách béo, sữa chua không đường

Phô mai tách béo

Sữa chua uống lên men tách béo, ít đường

Hạn chế ăn Sữa tươi nguyên chất

Sữa chua nguyên béo, nguyên đường

Bánh kẹo làm từ sữa

Phô mai nguyên béo

Các loại rau củ

Như đã nói ở trên thì vitamin và chất xơ là hai chất rất tốt đối với người bị tiểu đường. Mà hai chất naỳ lại chứa rất ít hàm lượng chất tinh bột. Khi sử dụng nên ưu tiên các dạng chế biến là luộc, hấp thay vì chiên, xào. Mức khuyến cáo cho loại thực phẩm này là khẩu phần ăn cần có 50% là rau củ không chứa hoặc chứa ít tinh bột.

Nên ăn Các loại rau lá xanh như rau họ cải, súp lơ…

Dưa chuột

Măng tây

Củ đậu

Hoa atiso

Hành, tiêu

Hạn chế ăn Ngô

Các loại khoai: Khoai tây, khoai lang, khoai mỡ (tính phần này vào phần chất bột đường)

Đậu hà lan

Củ cải đường

Các loại rau họ cải chứ nhiều chất xơ, vitamin, ít chất chất tinh bột
Các loại rau họ cải chứ nhiều chất xơ, vitamin, ít chất chất tinh bột

Trái cây cho người tiểu đường

Chúng ta đều nghe nói rằng trái cây là thực phẩm rất tốt cho con người. Nhưng đối với người tiểu đường thì không phải loại trái cây nào cũng tốt cả. Vì trong một số loại có chứa hàm lượng đường cao. Có thể nhận biết điều này qua vị ngọt của nó. Người tiểu đường nên ăn những loại quả có vị chua, không ngọt, giàu chất xơ, chất chống oxy hoá, vitamin…

Nên sử dụng loại trái cây tươi, nguyên quả. Hạn chế các loại trái cây sấy, đóng hộp hay tẩm ướp đường.

Nên ăn Quả dâu, việt quất, mâm xôi

Táo, mơ, lê, đào nguyên vỏ

Cam, nho, cherry, kiwi, chuối

Các laoij dưa: dưa hấu, dưa lê…

Hạn chế ăn Trái cây sấy khô

Ô mai

Trái cây ướp

Nước trái cây đóng hộp

Chất béo

Chất béo sẽ không trở thành kẻ thù của người bị tiểu đường nói riêng hay với những người bình thường nếu bạn biết cách lựa chọn những nguồn thực phẩm giàu chất béo tốt cho cơ thể. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảm câ, duy trì mức đường huyết ổn định. Có hai loại chất béo tốt mà người tiểu đường nên sử dụng đó là chất béo đơn không bão hoà và chất béo đa không bão hoã.

Khi sử dụng các loại dầu mà có chứa chất hydrogenated có nghĩa là chưa bão hoà thì hạn chế dùng vì đó là chất béo có hại cho mạch máu hình thành các mảng xơ vữa.

Nên ăn Quả bơ, bơ hạt, ô liu

Quả hạch: Hạnh nhân, óc chó, hồ đào, hạt dẻ cười

Đậu nành, đậu phụ

Dầu có nguồn gốc thực vật: hướng dương, đậu nành, dầu bắp, ô liu

Các loại hạt: hạt chia, hạt lanh

Cá ngừ, cá hồi

Hạn chế ăn Dầu động vật

Thức ăn nhanh

Mỡ động vật

Sữa nguyên béo và các sản phẩm từ nó

Dầu dữa, dầu cọ

Bánh ngọt

Bánh snack

Những lưu ý dành cho người bị tiểu đường

Số bữa ăn trong ngày

Một trong những nguyên tắc hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng dành cho người bị đái tháo đường đó chính là đảm bảo sao cho không bị tăng đường huyết sau ăn và việc hạ đường huyết xa bữa ăn. Vì vậy các chuyên gia khuyên rằng bạn nên chia nhỏ các bữa trong ngày. Điều đó giúp cho bạn chỉ cần thu nạp một lượng calo nhỏ trong một bữa ăn phục vụ cho hoạt động thiết yếu. Các bữa ăn có thể chia nhiều nhất bao gồm bữa sáng, bữa phụ buổi sáng, bữa trưa, bữa phụ buổi chiều, bữa tối và bữa ăn nhẹ ban đêm. Có 3 cách chia chính đó là chia 4 bữa, chia 5 bữa và chia 6 bữa. Dưới đây là bảng phân chia năng lượng một ngày cho từng cách chia bữa như sau:

Bữa ăn trong ngày

Phân chia năng lượng trong ngày(%)

Số bữa/ ngày

4 bữa 5 bữa 6 bữa

Bữa sáng

25% 20% 15%
Bữa phụ sáng

10%

Bữa trưa 35% 30%

30%

Bữa phụ chiều 10%

10%

Bữa tối 30% 30%

25%

Bữa phụ đêm 10% 10% 10%
Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường
Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Cách chế biến thực phẩm

Bạn đã xây dựng cho mình một thực đơn phù hợp nhất với tình trạng bệnh lý riêng của bản thân. Thế nhưng nó lại chưa đầy đủ. Vì cách chế biến món ăn cũng có ảnh hưởng tới sự thu nạp lượng đường vào cơ thể. Khi chế biến cần phải lưu ý những điều sau:

  • Ưu tiên cách chế biến luộc, hấp. Hạn chế tối đa các món chiên, xào có sử dụng dầu ăn. Điều này dễ gây ra các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể trong đó có chuyển hóa về đường.
  • Các loại củ như sắn, khoai,… không chế biến bằng cách nướng vì nó sẽ làm tăng chỉ số đường huyết của thực phẩm số với chỉ số vốn có của nó.
  • Hạn chế ăn trái cây có vị ngọt sắc. Khi ăn thì nên ăn cả miếng, cả quả chứ không dùng nước ép hay xay sinh tố. Nó có tác dụng là giữ nguyên chất xơ. Đây là một chất rất tốt đối với người bị tiểu đường.

>> Xem công thức chế biến các món ngon tại: dacsanbakien.com

Chế độ tập luyện thể dục thể thao

Ngoài ăn uống thì một chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lí là rất cần thiết đối với người bị tiểu đường. Khi vận động sẽ giúp tim tăng sức chịu đựng, máu được đẩy đi nuôi các cơ quan nhanh hơn. Cùng với đó là cơ bắp hoạt động nhiều hơn, cần có năng lượng để bổ sung tiếp vào. Vì vậy lượng đường trong máu được chuyển hóa một cách nhanh chóng thành năng lượng, từ đó hạ mức đường huyết xuống.

Một người bị đái tháo đường cần tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày một cách thường xuyên, duy trì hàng ngày trong tuần. Các bài tập được chọn tốt nhất như chạy bộ, đạp xe, bơi lội… Không được tập luyện quá sức vì nguy cơ hạ đường huyết. Với những người bệnh đã phát hiện các biến chứng tổn thương các cơ quan đích như mạch máu lớn, mắt, thận, não, bàn chân… thì không tập luyện những môn thể thao đòi hỏi cường độ vận động lớn như bóng chuyền, đá bóng, tennis, thể hình…

Qua bài viết trên chúng ta đã nắm rõ được chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường. Những thực phẩm nên ăn hoặc hạn chế ăn cũng được liệt kê rất chi tiết. Chúc các bạn có được một sức khoẻ tốt để sinh hoạt, sống vui, sống khoẻ.

Đánh giá nội dung