Khi chúng ta đi khám sức khoẻ ngoài các dấu hiệu sinh tồn thì bác sĩ sẽ quan tâm đến một chỉ số quan trọng khác đó là chỉ số BMI. Mặc dù nghe cái tên gọi khá quen thuộc nhưng nhiều người không biết đó là gì hay công thức tính nó ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp cung cấp cho bạn chính xác công thức tính và ý nghĩa của chỉ số này. Mời bạn đón đọc:
Nội dung bài viết
Chỉ số BMI là gì
Chỉ số BMI là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh sau Body Mass Index, có nghĩa là chỉ số khối của cơ thể. BMI được xây dựng bởi một nhà bác học nổi tiếng người Bỉ tên là Adolphe Quetelet sinh năm 1832. Nó được coi là công cụ giúp đánh giá một người thừa cân béo phì, suy dinh dưỡng hay bình thường. Chỉ số này phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng nhất đó chính là chiều cao và cân nặng. Sau này nó được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng áp dụng rộng rãi và xem đó như một chuẩn mực để xác định độ béo gầy của một người.
Nhưng do những nghiên cứu chuyên sâu và phát hiện ra sự hạn chế của BMI nên nó không còn thích hợp là chỉ số duy nhất để quyết định lộ trình cho một người nên tăng hay giảm cân. Ngày nay BMI được dùng để một người đánh giá xem mình có thừa cân hay không thay vì xác định mình đang thiếu cân.
Công thức tính chỉ số BMI chuẩn quốc tế
Công thức tính chỉ số BMI theo chuẩn quốc tế:
BMI = w/ h^2 = cân nặng/ (chiều cao)^2
Trong đó:
- Cân nặng được tính theo đơn vị Kg.
- Chiều cao được tính theo đơn vị mét.
- Đơn vị của BMI là kg/m^2
Bảng phân loại độ béo – gầy dựa theo kết quả của chỉ số BMI
Dưới đây là bảng phân loại về kết quả đo BMI trên từng đối tượng khác nhau giúp người đọc kết quả có được những đánh giá cụ thể và chính xác nhất về thể trạng người được đo:
Bảng phân loại cho người châu Âu
Phân loại |
BMI (kg/m^2) |
Thiếu cân |
<18,5 |
Thiếu cân rất nặng |
<15 |
Thiếu cân nặng |
từ 15 – 16 |
Thiếu cân |
từ 16 – 18,5 |
Bình thường |
từ 18,5 – 25 |
Thừa cân |
>25 |
Tiền béo phì |
Từ 25 – 30 |
Béo phì |
>30 |
Béo phì độ I |
từ 30 – 35 |
Béo phì độ II |
Từ 35 – 40 |
Béo phì độ III |
>40 |
Bảng phân loại cho người châu Á
Phân loại | BMI (kg/m^2) |
Thiếu cân |
<18,5 |
Bình thường |
từ 18,5 đến 22,9 |
Thừa cân |
từ 23 đến 24,9 |
Béo phì |
>= 25 |
Béo phì độ I |
từ 25 đến 29,9 |
Béo phì độ II |
từ 29,9 đến 34,99 |
Béo phì độ III |
>35 |
Ý nghĩa của chỉ số BMI đối với sức khoẻ con người
Chỉ số BMI là một trong những chỉ số bạn cần kiểm tra và nắm bắt thường xuyên. Bởi nó đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng theo chiều cao. Chỉ số này giúp đánh giá tương đối chính xác về tình trạng thừa cân béo phì hoặc thiếu cân. Mục đích giúp bạn nhận thức rõ được các nguy cơ mình có thể gặp phải để đưa ra hướng xử trí thích hợp.
Chỉ số trong giới hạn bình thường
Chỉ số BMI trong giới hạn bình thường đó là từ 18 – 23,9 đối với người châu Á. Khi bạn áp dụng chiều cao, cân nặng của bản thân vào công thức được nêu trên cho ra kết quả trong giới hạn này thì có nghĩa là cơ thể bạn đang có sự ổn định, nguy cơ mắc các bệnh liên quan thấp. Nhưng không vì thế mà chúng ta được chủ quan. Luôn luôn theo dõi một cách thường xuyên để biết được những thay đổi trên cơ thể.
Chỉ số BMI thấp
Khi chỉ số BMI thấp dưới ngưỡng bình thường thì có nguy cơ cao mắc các bệnh dưới đây:
- Suy dinh dưỡng
- Suy giảm hệ miễn dịch
- Cơ thể gầy gò, mệt mỏi
- Thiếu máu
- Tình trạng xương mất sự cứng chắc.
Chỉ số BMI cao
Với những người có BMI càng cao thì cảnh báo đưa ra về nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm càng cao. Trong đó một số bệnh bạn cần lưu ý như:
- Rối loạn chuyển hoá mỡ máu
- Đái thái đường
- Huyết áp, tim mạch
- Bệnh mạch vành
- Nguy cơ tai biến, đột quỵ
- Bệnh lý về gan, túi mật
- Các bệnh đau cơ xương khớp
Các mặt hạn chế của chỉ số BMI
Mặc dù hiện nay việc sử dụng chỉ số BMI để đánh giá tổng quát thể trạng của một người được sử dụng một cách khá phổ biến nhưng nó lại không biểu hiện ra được tình trạng mỡ thừa, tỷ lệ cơ xương và nước trong cơ thể. Có nhiều trường hợp người tính công thức lại hiểu sai lầm về chỉ số kết quả dẫn đến tình trạng nhận định sai thể trạng của bản thân mà không có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Cụ thể như sau:
- Người có nhiều cơ bắp: Một số đối tượng mặc dù lượng mỡ của họ không cao nhưng lại có kết quả BMI cao. Điều này không đồng nghĩa với việc họ bị thừa cân béo phì. Có một trường hợp ngoại lệ đó la do cơ bắp họ phát triển tốt, mô cơ của họ đẩy trọng lượng lên cao. Điển hình là các vận động viên thường xuyên luyện tập làm các khối cơ rắn chắc, to khoẻ.
- Mức độ hoạt động: Nếu bạn nghĩ những người ít vận động sẽ tích mỡ khiến chỉ số khối của cơ thể tăng thì không hoàn toàn là đúng. Có thể BMI của họ vẫn bình thường. Bởi mặc dù tích mỡ nhưng khối cơ của họ cũng không phân bố phát triển đều làm cho BMI vẫn trong giới hạn cho phép. Vậy nên nhóm người này về mặt sức khoẻ không được đảm bảo do cơ bắp yếu, nguy cơ cao về nhóm các bệnh rối loạn chuyển hoá mỡ máu, bệnh tim mạch… Đó là nhóm người cao tuổi hoặc người có bệnh lý mạn tính.
- Sự phân bố mỡ trong cơ thể: Cùng một chỉ số BMI nhưng có người thì phân hình quả táo, có người lại thân hình quả lê. Bạn thích quả nào hơn? Nguyên nhân đến từ sự phân bố lượng mỡ khác nhau giữa hai trường hợp. Cơ thể hình quả táo có nghĩa là mỡ được tích nhiều ở bụng, nguy cơ các bệnh lý về mỡ máu, tim mạch, bệnh chuyển hoá cao hơn… Thân hình quả lê, chất béo tích nhiều ở hông đùi, khi này cơ thể ít có nguy cơ bệnh lý.
- Tuổi tác: Chỉ số này sẽ có những bảng riêng dùng để đánh giá cho từng độ tuổi phát triển khác nhau. Bởi nhất là đối với trẻ em thì từng độ tuổi sẽ có sự phát triển về chiều cao và cân nặng khác nhau. Đầu tiên các bé sẽ phát triển theo chiều cao trước. Vậy nên nhiều phụ huynh thường ca thán rằng con họ ăn rất nhiều nhưng vẫn gầy, đây là hiện tượng bình thường. Hay như ở người cao tuổi thì lúc này chiều cao không tăng, thậm chí còn giảm đi, nhưng lượng mỡ tích luỹ thì lại tăng làm cho BMI tăng cao hơn so với bình thường.
- Chủng tộc và địa lý: Tại sao lại có bảng phân loại kết quả BMI riêng cho người chân Âu và người châu Á. Chỉ số của người châu Á trong giới hạn bình thường sẽ là từ 18,5 đến 23,9. Mức này thấp hơn so với phạm vi tiêu chuẩn. Chỉ sô béo phì tiêu chuẩn là từ 30 trở lên, trong khi đó ở châu Á trên 27 được đánh giá là béo phì.
- Các bệnh lý và tình trạng đặc biệt: Một số bệnh lý khiến cơ thể tích nước như suy thận, suy gan cổ chướng, phù, trướng bụng… khiến cho khối lượng tăng nên BMI xu hướng cũng tăng. Nhưng trường hợp này chúng ta chưa nên vội kết luận họ bị béo phì. Hay như phụ nữ mang thai cũng là trường hợp đặc biệt, do sự phát triển của thai nhi mà khối lượng tăng dẫn đến chỉ số khối tăng. Ta không gọi đó là béo phì.
>>>Xem thêm
Làm sao để có chỉ số BMI lý tưởng
Mục tiêu đưa ra việc đánh giá chỉ số BMI là giúp cho mỗi người nhận thức rõ được tình trạng cơ thể của mình. Từ đó hướng tới sự thay đổi sao cho đạt được chỉ số BMI lý tưởng. Ở đây chúng ta sẽ chia ra hai trường hợp cụ thể đó là tăng cân đối với người gầy và giảm cân với người béo phì.
Phương pháp tăng cân hiệu quả dành cho người gầy
Những người gầy để đạt được con số BMI trong mức giới hạn bình thường thì ngoài việc giảm chiều cao nghe có vẻ phi lí ra thì còn một cách nữa đó là tăng cân nặng. Bằng cách:
- Nguyên tắc cơ bản: Tăng cân một cách từ từ, an toàn cho sức khoẻ, lành mạnh.
- Nạp thêm nhiều calo hơn so với nhu cầu bình thường của cơ thể để tăng mức dự trữ. Cụ thể để tăng cân từ từ bạn nên bổ sung thêm 300 – 500 calo so với mức bình thường. Nhu cầu calo của mỗi người sẽ thay đổi trong các ngày khác nhau, nhưng qua thống kê trong vòng một tuần bạn có thể tìm được con số trung bình và dựa vào đó.
- Chú trọng vào bổ sung protein trong khẩu phần ăn. Bởi đây là chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cân. Nó hình thành lên các khối cơ. Nếu không có chất này thì calo sẽ nhanh chóng chuyển hoá thành mỡ. Mỗi ngày nên nạp vào khoảng 1,5-2,2 gram Protein/ kg cân nặng. Những người tập luyện thể dục thể thao hoặc vận động viên chuyên nghiệp thì con số này sẽ tăng hơn. Nguồn cung cấp từ trứng, thịt, cá, sữa…
- Ăn ít nhất 3 bữa/ ngày. Bổ sung các thực phẩm giàu carbohydrate và chất béo.
- Lựa chọn các thực phẩm giàu năng lượng như các oại hạt (óc chó, hạnh nhân,…), hoa quả sấy khô, sữa giàu chất béo, các loại thịt, ngũ cốc, rau củ, hoa quả…
Giảm cân an toàn và hiệu quả cho người béo phì
Với người đang ở ngưỡng thừa cân béo phì thì có nguy cơ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ. Bởi vậy việc cần thiết đối với nhóm này đó chính là giảm cân. Để giảm cân an toàn bạn cần chú ý những điều sau:
- Cắt giảm calo trong mọi trường hợp có thể. Người béo phì thường có thói quen thích ăn, họ có thể ăn mọi lúc mọi nơi và đều cảm thấy ngon miệng, hấp dẫn. Chính điều này làm cân nặng tăng một cách vô tội vạ. Muốn giảm được cân thì tốt nhất bạn nên hạn chế ăn quá nhiều, chỉ ăn ở mức vừa đủ hoặc thậm chí là thấp hơn so với nhu cầu cần thiết.
- Tìm đến các thực phẩm chứa ít calo, chất béo và đường thay vì các thực phẩm giàu chất như trước đây. Có một mẹo nhỏ dành cho bạn đó là trước bữa ăn bạn nên ăn salad hoặc uống nhiều nước để bữa chính không ăn quá nhiều. Còn các bữa phụ thì thay bằng sữa ít béo, nước không đường hoặc nước hoa quả.
- Ngủ đủ giấc là điều cần thiết mà người muốn giảm cân cần lưu ý. Bởi vì khi ngủ đủ giấc các chức năng trong cơ thể được hoạt động một cách tốt nhất, thúc đẩy tiêu thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Và hơn hết mất ngủ sẽ làm chúng ta tăng tiết cortisol, hormon có tác dụng tích mỡ và kích thích sự thèm ăn.
- Lập nhóm với những người đang trong tình trạng giống như bạn để có động lực giảm cân cùng nhau.
- Tích cực tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tiêu thụ lượng mỡ, làm cơ bắp săn chắc, giảm cân. Những người thừa cân béo phì thường phải cải thiện trạng thái ưu tĩnh của mình.
- Các loại thực phẩm được khuyến cáo tốt cho người giảm cân là: hải sản, thịt trắng, trứng, lạc, rau củ, hoa quả…
Chỉ số BMI được coi là một trong những yếu tố giúp sàng lọc để đưa ra những dự đoán hữu ích về các bệnh lý nguy cơ cho sức khoẻ. Nhưng chúng ta không nên hoàn toàn tin tưởng vào con số này mà phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng người. Khi đối tượng được đánh giá BMI là trẻ em thì cần đối chiếu với tuổi tác, giới tính bởi đây là thời kỳ có sự thay đổi và phát triển liên tục.