Bài Tập cho người Thoát Vị Đĩa Đệm hiệu quả nhanh nhất

Thoát vị đĩa đệm là bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Trước đây nó được coi là bệnh của người lao động nặng. Nhưng trong những năm gần đây thì rất nhiều người trí thức, nhân viên văn phòng cũng có thể gặp phải. Phẫu thuật chỉ là cách điều trị cuối cùng khi các phương pháp khác không còn hiệu quả. Giai đoạn đau cấp chúng ta cần vào viện để điều trị. Thế nhưng đó không phải là phương pháp lâu dài. Hãy tập luyện ở nhà với các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm dưới đây:

Tại sao những người bị thoát vị đĩa đệm lại cần phải luyện tập?

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý của cột sống. Bệnh lý này đặc trưng bởi tổn thương ở vùng đĩa đệm. Ở người bình thường thì tại cột sống có một thành phần gọi là nhân nhày, nó nằm trong một bao sơ. Do một số nguyên nhân tác động vào bao sơ khiến nó bị rách, nhân nhày thoát ra và gây chèn ém các dây thần kinh đi ra từ ống sống. Triệu chứng của bệnh là đau tại chỗ hoặc lan theo đường đi của dây thần kinh, cơ cạnh sống co cứng, hạn chê vận động, kèm theo tê bì. Với các trường hợp nặng không điều trị có thể dẫn đến teo cơ dần và bị liệt.

Ngoài điều trị bằng các phương pháp dùng thuốc thì việc luyện tập đối với người bị thoát vị đĩa đệm là vô cùng quan trọng. Bởi nó là một phần không thể thiếu để phục hồi chức năng cho những bệnh nhân này. Tác dụng của các bài tập có thể kể đến như:

  • Tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của các cơ: Việc tập luyện đúng kĩ thuật và thường xuyên sẽ giúp các cơ hoạt động một cách nhịp nhàng. Thời gian dài có tác động tốt làm cho các nhóm cơ này khoẻ mạnh, có sự đàn hồi tốt. Khi gặp phải các bệnh lý về cơ – xương – khớp cũng tăng ngưỡng kích thích của chúng mà giảm cảm giác bị đau. Từ đó người bị thoát vị có thể nhanh chóng hồi phục, đi lại bình thường được.
  • Một số bài tập có tác dụng kẽo giãn các cơ: Nguyên nhân gây đau trong các bệnh lý về thoát vị đó là các cơ vùng này bị co cứng lại, một sợi hoặc nhiều sợi cơ. Nó cũng gây hạn chế vận động. Các bài tập sẽ làm cơ được giãn ra, thoải mái. Nhờ đó mà các động tác cúi gấp không bị đau nữa.
  • Tăng cường sự lưu thông máu đến vùng tổn thương: Khi đau thì mọi người thường có tâm lý là bất động để ngừng cơn đau đó lại. Hầu những người thoát vị cũng sợ đau mà ít đi lại, vận động. Điều này khiến cho bệnh càng thêm nặng. Việc tập luyện tại vùng tổn thương sẽ làm tăng cường lưu thông máu đến đó, nuôi dưỡng và sửa chữa sự tổn thương.
  • Giúp các khớp linh hoạt: Tập luyện thường xuyên sẽ giúp tăng tiết chất nhờn tại các khớp từ đó giúp các khớp vận động linh hoạt hơn.
  • Kiểm soát tốt cân nặng của mình: Một trong những yếu tố nguy cơ hoặc làm nặng hơn tình trạng thoát vị đó là người bị béo phì. Nó khiến cột sống càng phải chịu thêm nhiều sức nặng, nhất là cột sống thắt lưng. Vì thế tập luyện sẽ giúp tiêu hao đi lớp mỡ thừa, giảm cân tốt hơn.
Hình ảnh nhân nhày thoát ra khỏi bao xơ ở khớp nối giữa các đốt sống
Hình ảnh nhân nhày thoát ra khỏi bao xơ ở khớp nối giữa các đốt sống

Những vị trí nào của cột sống thường bị thoát vị nhất? Vì sao?

Cột sống của người bình thường gồm có 33 đốt sống. Trong đó có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống lưng, 5 đốt sống cùng và 4 đốt sống cụt. Khi nhìn theo hướng ngang cột sống thì nó là một đường cong mềm mại mà chúng ta gọi đó đường cong sinh lý. Tại đó có hai vị trí là cột sống cổ và cột sống thắt lưng là ở tư thế ưỡn. Vì vậy đây là hai vị trí rát quan trọng của cơ thể, được coi là bản lề của đốt sống khi có sự vận động linh hoạt các động tác như cúi, gập hay nghiêng. Thế nhưng cùng với đó nó cũng là vị trí dễ tổn thương nhất bởi các tác nhân vật lý bên ngoài.

Cột sống cổ (C3 – C4 – C5 – C6) hay thắt lưng (L4 – L5 – S1) chính là hai nơi dễ bị thoát vị nhất.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
  • Tại vị trí đốt sống cổ là đường ra của thần kinh cánh tay.
  • Tại vị trí đốt sống thắt lưng là đường ra của thần kinh toạ.

Vậy nên thoát người ta còn gọi thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh đau dây thần kinh toạ.

Đường cong sinh lý ở một người bình thường
Đường cong sinh lý ở một người bình thường

Bài tập cho người thoát vị đi đệm cột sống cổ

Dưới đây là Bài tập cho người thoát vị đĩa đệm cổ:

Bài tập kéo căng cơ thang

Chuẩn bị tư thế: Tư thế ngồi hoặc đứng.

Thực hiện bài tập:

  • Người tập ngồi, trên ghế, đầu gối vuông góc. Luôn giữ lưng thẳng trong suốt bài tập.
  • Đầu tiên là vòng tay trái lên trên đầu, lòng bàn tay trái ôm lấy má bên phải
  • Sau đó dùng lực tay trái kéo nghiêng cổ sang cùng bên làm sao cho cơ thang bên phải được kéo căng một cách tối đa.
  • Giữ tư thế trong 15 giây sau đó thả tay. Đưa đầu về vị trí thẳng.
  • Đổi tay và thực hiện tương tự.
  • Động tác này chúng ta sẽ thực hiện khoảng 5 lần cho mỗi bên.
Kéo căng cơ thang
Kéo căng cơ thang

Bài tập cằm chạm ngực

Chuẩn bị tư thế: Chúng ta vẫn giữ nguyên tư thế ngồi. Đây là bài tập tiếp nối của bài tập trên.

Thực hiện bài tập:

  • Người tập ngồi thẳng lưng.
  • Hai tay vòng ra sau cổ đan vào với nhau.
  • Dùng hai tay ép cổ cúi về phía trước, kéo căng cơ đằng sau và ngực sát cằm.
  • Giữ nguyên tư thế trong 15 giây thì thả lỏng tay và cổ đưa về vị trí ban đầu.
  • Động tác này sẽ thực hiện 5 lần.
  • Chúng ta có thể phối hợp thêm động tác đan hai tay để trước trán. Khi cổ ngửa ra sau đồng thời ép lực vào hai tay làm cổ ngửa tối đa. Cũng giữ tư thế trong 15 giây rồi mới trở lại ban đầu.

Bài tập đung đưa theo tay

Chuẩn bị tư thế: Tư thế ngồi.

Các bước tiến hành:

  • Người tập ngồi thẳng lưng, khoanh chân. Hai tay đan chéo nhau để ở trong lòng.
  • Tiếp theo vòng hai tay ra phía trước mặt rồi đưa lên trên đỉnh đầu. Lưu ý là mắt luôn nhìn theo tay di chuyển.
  • Kéo căng cánh tay, luôn giữ thẳng lưng không bị gù.
  • Tiếp theo nghiêng tay sang bên trái đồng thời nghiêng đầu và nghiêng nửa người trên.
  • Sau đó lại nghiêng người sang phải, mắt vẫn theo tay.
  • Thực hiện liên tiếp nghiêng sang trái rồi sang phải như thế khoảng 5 lần mỗi bên.
  • Đưa tay về vị trí chính giữa rồi từ từ hạ tay xuống.

Bài tập tư thế em bé

Chuẩn bị tư thế: Người tập tư thế ngồi quỳ.

Các bước tiến hành:

  • Người tập ngồi quỳ.
  • Cúi xuống sao cho trán chạm sàn. Hai tay để song song phía trước, lòng bàn tay úp.
  • Ngực áp lên đùi.
  • Giữ tư thế trong 30 giây.
  • Trở lại vị trí ban đầu.
  • Thực hiện bài tập khoảng 5 lần sẽ giúp bạn thư giãn cơ vùng cổ và cả thắt lưng.
Tư thế em bé
Tư thế em bé

Bài tập ngửa cổ

Chuẩn bị tư thế: Ngồi quỳ trên thảm.

Thực hiện động tác:

  • Người tập ở tư thế ngồi quỳ, hai đầu gối không cách quá xa nhau.
  • Chống hai tay về phía sau sao cho tay chống và mũi chân cách nhau khoảng một gang tayMông . Lòng bàn tay úp, mũi tay hướng về phía sau.
  • Mông đề lên phần gót chân.
  • Nâng ngực, nâng bả bai đồng thời ngửa cổ ra phía sau hết cỡ.
  • Giữ tư thế trong khoảng 30 giây sau đó trở lại vị trí ban đầu.
  • Chúng ta sẽ làm động tác này 5 lần.

Bài tập cho người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bài tập Cúp lưng

Chuẩn bị tư thế: Người tập tư thế ngồi.

Tiến hành tập luyện:

  • Người tập ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng.
  • Cúi gập lưng về phía trước đồng thời vươn hai tay ra để nằm phần cổ chân hoặc mũi chân.
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây.
  • Thẳng lưng về vị trí ban đầu.
  • Bài tập này sẽ luyện tập 5 lần.
Bài tập cúp lưng căng cơ lưng và nhóm cơ mặt sau đùi
Bài tập cúp lưng căng cơ lưng và nhóm cơ mặt sau đùi

Bài tập rắn hổ mang

Chuẩn bị tư thế: Người tập nằm sấp.

Thực hiện động tác:

  • Người tập nằm sấp, hai chân duỗi thẳng song song.
  • Hai tay dựng chống ở cạnh ngực.
  • Dùng tay nâng phần trên của cơ thể từ thắt lưng lên khởi mặt đất sao cho phần khuỷu tay dựng thẳng.
  • Ngửa cổ về sau tối đa.
  • Bắt đầy xoay cổ sang phải, mắt nhìn về hướng gót chân trái.
  • Tiếp theo xoay cổ sang trái, mắt nhín về hướng gót chân phải.
  • Sau đó tư từ hạ người xuống.
  • Tập 5 lần sẽ tốt cho cả cột sống cổ lẫn cột sống thắt lưng.
Tư thế rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang

Bài tập nghiêng người

Chuẩn bị tư thế: Người tập đứng thẳng.

Tiến hành tập luyện:

  • Người tập đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai tay buông lỏng.
  • Tiếp theo bước chân trái sang bên trái một bước, kéo giãn khoảng cách giữa hai chân.
  • Hơi khuỵu gối bên trái xuống. Chống khuỷu tay trái lên đầu gối trái đồng thời nghiêng người sang bên trái.
  • Tay phải giơ lên một vòng trên đầu rồi nghiêng sang trái theo thân người.
  • Giữ tư thế 5 giây rồi trở lại vị trí ban đầu.
  • Đổi chân và tay sang bên đối diện thực hiện tương
  • Lặp lại động tác mỗi bên 5 lần.
Tư thế nghiêng người
Tư thế nghiêng người

Bài tập bó gối

Chuẩn bị tư thế: Người tập nằm ngửa.

Tiến hành tập luyện:

  • Người tập nằm ngửa trên sàn, hai tay để bên cạnh, chân duỗi thẳng.
  • Co gối một chân gấp về phía bụng. Dùng hai tay ôm qua cẳng chân để ép sát về phía bụng. Giữ tư thế trong 10 giây rồi thả tay.
  • Đổi chân và tập luyện tương tự.
  • Động tác cuối cùng chúng ta ôm cả hai đầu gối ép sát bụng.
  • Mỗi động tác thực hiện 5 lần.

>>>Xem thêm

Kết hợp bài tập với phương pháp điện sinh học DDS để đạt hiệu quả nhanh

Chúng ta đều biết nhược điểm của các bài tập này đó là cần sự kiện trì của người tập. Và thông thường thì để đạt được hiệu quả nhất định cùng cần đến vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Chính vì vậy nhiều người đã bỏ dở giữa chừng mà không tập luyện. Nhưng đây được xem là phương pháp an toàn và hiệu quả duy trì lâu dài nhất.

Vậy giải pháp là đâu? Hiện nay người ta đã nghiên cứu ra dòng điện sinh học có tác dụng tốt trong việc phục hồi tổn thương trong các bệnh cơ xương khớp. Ngoài tác dụng được biết đến như là tác nhân vật lý tác động vào dòng điện nôi sinh trong cơ thể, sửa chữa và phục hồi chức năng nó còn được biết đến là tiến bộ của nền y học cổ truyền. Khi mà dùng máy điện sinh học cũng có cơ chế tác dụng giống như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt… là làm lưu thông khí huyết, kinh lạc, đả thông huyệt bế tắc từ đó “thông thì bất thống”.

Máy điện sinh học DDS
Máy điện sinh học DDS

Hai phương pháp này phối kết hợp với nhau giúp cho người bệnh có đạt được hiệu quả một cách nhanh chóng. Điều này có thể cảm nhận được ngay từ buổi điều trị bằng máy điện sinh học DDS đầu tiên. Đã có rất nhiều người sử dụng phương pháp này và họ truyền tai nhau để nhiều người bị thoát vị đĩa đệm có thể tiếp cận được với hai phương pháp này. Những người đau lâu ngày, có đã có biểu hiện của teo cơ, đi khám và chữa nhiều nơi không hiệu quả có thể tìm đến với điện sinh học và tập luyện như một biện pháp cứu cánh tốt nhất cho họ.

Tìm hiểu thêm về máy điện sinh học DDS: https://vatlytrilieu.vn/may-dien-sinh-hoc-dds/

Các bài tập trên đã được kiểm chứng hiệu quả bởi các bác sĩ phục hồi chức năng vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm. Việc kết hợp bài tập cho người thoát vị đĩa đệm cùng phương pháp điện sinh học càng đem lại hiệu quả tốt hơn nhiều. Hãy cùng các bác sĩ của vatlytrilieu.vn tìm ra hướng điều trị tốt tối ưu cho rất nhiều bệnh lý về cơ xương khớp khác.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *