Thoát vị đĩa đệm là chứng bệnh gì? nguyên nhân và giải pháp điều trị?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi trong nhiều công việc khác nhau. Đa số những người gặp phải vấn đề này thường làm những công việc nặng nhọc, hoặc ngồi bàn giấy quá nhiều trong thời gian dài cũng gây ra hiện tượng này. Bệnh này mang lại những biến chứng rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem căn bệnh này này nguy hiểm đến đâu và gây ra những biến chứng gì ở bài viết sau đây:

Thoát vị đĩa đệm căn bệnh khó chữa

Triệu chứng của bệnh:

Thoát vị đĩa đệm chia làm 2 phần thường gặp:

Thoát vị vùng cổ gáy:

Đĩa đệm đốt sống cổ là kết cấu nối tiếp chủ yếu giữa hai thân đốt sống cổ cạnh nhau, nó có tính đàn hồi, có tác dụng điều tiết ngoại lực. Do xương cổ ở phần dưới của cơ thể tương đối nhiều, gánh nặng cũng tương đối lớn, hơn nữa nó lại nối liền với xương ngực tương đối ổn định, nên rất dễ vì hoạt động quá mức mà bị thoái hoá, trong đó chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cũng được phát từ đó.

Nếu đầu từng bị chấn thương rất dễ gây thoái hoá cột sống cổ, làm cho phần cổ bị đau, tê buốt, từ đó tăng sinh thoát vị. Do cuống dây thần kinh tuỷ sống vùng cổ bị kích thích mạnh, hoặc chèn ép, cánh tay ở bên cổ bị đau có thể xuất hiện cảm giác tê người bị nặng có thể kèm theo triệu chứng đau dữ dội, hoặc đau nhói như bị kim châm, điện giật, thậm chí khi kho hay hắt xì cũng cảm thấy đau đớn.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị vùng thắt lưng:

Chứng thoát vị ở cột sống thắt lưng thường xảy ra ở người trung và cao tuổi, tỷ lệ phát bệnh nam cao hơn nữ, bao gồm 2 loại thoát vị thật và giả. Vì thân đốt sống bị trật nên có thể gây ra đau thần kinh toạ, chèn lên thần kinh đuôi ngựa, khi đứng lâu hoặc lên cơn đau giữ dội thì trở nên căng cứng, khó gập lưng.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Người mắc chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng  sẽ xuất hiện những triệu chứng căng và đau cơ, đau vùng thắt lưng, chân mỏi, khi bị nặng thì đi tiểu tiện bất thường.

Nếu có hiện tượng bụng lồi ra phía trước, cùng thắt lưng lõm vào thì chứng tỏ hiện tượng trật đốt sống rất nghiêm trọng, nếu bệnh tình nặng thêm thì có thể xuất hiện triệu chứng thân người co rúm, khi đi dáng người lắc lư.

Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm do đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống trật ra ngoài giữa hai đốt sống, gây ra sự chèn ép vào tuỷ sống, rễ thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá phổ biến thường tập trung vào hai dạng chính là: thoát vị đốt sống cổ, và thoát vị đốt sống thắt lưng làm đau mỏi tê nhức các vùng liên quan như chân tay, mông, đùi, bả vai,…

Bệnh này xảy ra với khoảng 30% dân số, chủ yếu những người mắc phải thường làm những công việc nặng nhọc hoặc ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian quá dài sẽ gây ra hiện tượng này. Ngoài ra thoát vị nhiều tầng cũng là một bệnh lý lâm sàng khá phức tạp, nhất là khối lượng thoát vị qua to gây nên chèn ép tuỷ sống.

Nhóm tuổi dễ mắc phải thoát vị đĩa đệm thường từ 20-25 tuổi và từ 35 đên 55 tuổi đặc biệt là nam giới, do đặc tính công việc thường hay  phải làm những công việc nặng nên nguy cơ mắc bệnh cao.

Biến chứng gặp phải do thoát vị đĩa đệm:

Bệnh nhân thường chủ quan về vấn đề này vì cơn đau thường ập đến khi làm việc và đứt quãng, khi nghỉ ngơi thì thấy không còn hiện tượng, nên đa số người bệnh gặp phải triệu chứng này thường chủ quan, nghĩ đây chỉ là vấn đề đau cơ cấp tính nên thường không quan tâm. Nhưng việc đau đứt quãng sẽ tăng dần và khoảng cách thời gian giữa các đợt sẽ nhỏ lại và đó là hiện tượng của các biến chứng do thoát vị gây ra.

thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng trên phim X-quang

Thoát vị đĩa đệm gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho người bệnh nếu không điều trị kịp thời. Khả năng vận động của bệnh nhân sẽ giảm sút rõ rệt. Bệnh nhân khó vận động cột sống như cúi ngửa cổ hoặc lưng. Khi rễ thần kinh bị tổn thương sẽ gây ra hiện tượng tê bì khó vận động các chi.

Nếu tổn thương ở vùng thắt lưng có thể gây ra hiện tượng không nhấc được gót hay mũi chân. Tê bì mông đùi kéo xuống dưới vùng bàn chân, ngồi lâu sẽ khó đứng dậy, và dần dần có thể gây ra hiện tượng mất cảm giác dẫn tới liệt chi dưới. Khi bị chèn ép ở vùng đốt sống thắt lưng bệnh nhân có thể gặp phải hiện tượng tiểu tiện không tự chủ rối loạn cơ tròn.

Tổn thương ở cùng cổ vai gáy gây ra hiện tượng khó gấp duỗi cẳng tay, cầm nhấc đồ vật khó khăn, làm việc bị ảnh hưởng. Dần dần nếu không điều trị kịp thời sẽ gặp phải tê bì thường xuyên kéo theo mất cảm giác và cuối cùng là liệt ở vùng bị chèn ép. Bệnh nhân có thể liệt tứ chi tàn phế suốt đời nếu thoát vị ở vùng cổ gáy chèn ép tuỷ ở cổ gáy.

Bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Nên cần có những biện pháp điều trị phù hợp để cải thiện dứt điểm tình trạng này.

Chữa bệnh này bằng phương pháp gì?

Thoát vị đĩa đệm dẫn đến ảnh hưởng đến một số vấn đề trong cuộc sống như sinh hoạt, làm việc thường ngày. Và bạn đang đau đầu vì không tìm ra cách điều trị cải thiện tình trạng này. Bạn sử dụng quá nhiều  các loại thuốc tây, uống thì cải thiện, dừng một thời gian sau lại bị lại. Bạn sử dụng nhiều bài thuốc dân gian như thuốc nam, thuốc bắc nhưng hiệu quả không cao và rất chậm. Đó là lý do bạn nên điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu, kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý  để cải thiện được hoàn toàn tình trạng này của minh.

Điều trị thoát vị bằng tác động cột sống

Chế độ ăn uống và sinh hoạt của bạn phải hợp lý để hỗ trợ tốt nhất và giúp đẩy nhanh hiệu quả trong quá trình điều trị. Bạn cần ăn tăng cường những đồ ăn như chuối, cà chua, đậu bắp,… kết hợp với việc tập những bài tập nhẹ nhàng như yoga hay khí công dưỡng sinh để hỗ trợ tốt hơn trong quá trình điều trị. Bạn cần hạn chế những đồ ăn như: thịt trâu, thịt bò, ốc, ếch, cà, măng,… vì khi bạn ăn vào vấn đề đau nhức sẽ tăng và giảm hiệu quả trong quá trình điều trị.

Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau cấp tính, giải toả áp lực lên các dây thần kinh, đồng thời kích thích cơ thể của bạn tự điều chỉnh và đưa dần đĩa đệm cũng như cột sống của bạn trở về bình thường. Nó giúp tăng lưu lượng oxy, nước, chất dinh dưỡng đến đĩa đệm, thúc đẩy qúa trình lành bệnh. Phương pháp này kết hợp giữa XOA BÓP BẤM HUYỆT, TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG và MÁY ĐIỆN SINH HỌC DDS là giải pháp tổng hợp giúp bạn cải thiện tình trạng này, và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra về lâu dài.

 

Đánh giá nội dung