Đau dạ dày còn được biết đến với cái tên dân dã hơn là đau bao tử. Ngày nay triệu chứng này khá phổ biến, gặp ở nhiều người trong xã hội hiện đại mà nguyên nhân bắt nguồn hầu hết từ lối sống thiếu khoa học, chế độ ăn uống không hợp lý. Những cơn đau cấp khiến cho người bệnh khó chịu, mệt mỏi. Bởi vậy mà điều cần thiết lúc này chính là giảm đau nhanh chóng. Dưới đây là 9 cách làm giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức mọi người có thể tham khảo và thực hiện tại nhà:
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây đau dạ dày
Có một con số đáng báo động hiện nay đó là theo thống kê của hiệp hội khoa học Tiêu hoá thì tại nước ta trong 100 người thì có đến 70 người có nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Nếu bạn thường gặp triệu chứng đau bụng vùng thượng vị thì rất có thể đó là dấu hiệu của các bệnh như viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày… Các bệnh này gây ảnh hưởng cho sức khoẻ con người, thậm chí còn liên quan đến cả tính mạng. Chúng ta cần nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh, sẽ có ích rất nhiều cho mỗi người. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể đến như:
- Chế độ ăn uống: Hầu hết những người gặp vấn đề về đau dạ dày có một thói quen ăn uống không đúng giờ giấc, thiếu khoa học, bỏ bữa hay nhịn bữa một cách thường xuyên. Điều này làm cho rối loạn chức năng co bóp trong dạ dày gây đau. Hoặc thích ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày cũng là một lý do.
- Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến bệnh dạ dày. Viêm loét dạ dày gây đau có thể bắt nguồn từ những thói quen xấu như ăn đêm, thức quá khuya, hút thuốc lá, ngủ nghỉ không đúng giờ giấc…
- Di truyền: Theo như nghiên cứu thì viêm dạ dày do vi khuẩn HP có liên quan đến yếu tố di truyền.
- Tâm lý căng thẳng: Những người làm việc trong môi trường áp lực lớn, thường xuyên bị căng thẳng, stress, lo âu… sẽ khiến dạ dày tăng tiết acid là yếu tố tấn công phá huỷ đi lớp bảo vệ niêm mạc khiến cho niêm mạc dạ dày xuất hiện những tổn thương, gây đau.
- Vi khuẩn Helicobacto Pylori (HP) đây là loại vi khuẩn đặc trưng vốn đã có trong dạ dày. Ở người khoẻ mạnh vi khuẩn này đóng góp một phần vào hệ sinh thái trong dạ dày, giúp cho quá trình tiêu hoá thức ăn. Nhưng do nguyên nhân nào đó khiến số lượng HP tăng cao quá mức, chúng tấn công niêm mạc dạ dày và gây ra các vết loét. Đây là lý do khiến bạn bị đau dạ dày.
- Sử dụng thuốc: Một số nhóm thuốc như thuốc chống viêm giảm đau NSAIDS, corticoid, một số loại kháng sinh khi vào dạ dày sẽ phá huỷ niêm mạc dạ dày. Các yếu tố tấn công là acid sẽ ăn mòn và gây ra viêm, loét.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như yếu tố miễn dịch, rối loạn nội tiết,… cũng có thể khiến cho bạn bị đau dạ dày.
9 Cách làm giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức
Đặc trưng của cơn đau dạ dày là đau vùng thường vị, có tính chất âm ỉ, tức nặng, đôi lúc là đau kiểu nóng rát. Thỉnh thoảng sẽ có những cơn đau dữ dội, quặn lại. Đau có thể lan lên ngực hoặc ra sau lưng. Thường thì giai đoạn đầu của bệnh sẽ kéo dài trong vòng một đến hai tuần, sau đó cơn đau sẽ tái đi tái lại. Nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang đau mạn tính.
Khi bị đau người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Không những vậy còn kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng. Dưới đây là 9 cách làm giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức có hiệu quả tốt mà bạn cần biết để áp dụng cho bản thân hoặc chỉ cho những người xung quanh mình:
Giảm đau dạ dày nhanh với nghệ và mật ong
Nghệ vàng và mật ong được biết đến là hai loại dược liệu cực kì hữu hiệu đối với bệnh đau dạ dày. Từ rất lâu trước đây người ta đã biết cách phối hợp chúng để giúp giảm đau một cách nhanh chóng. Trong nghệ vàng có chứa curcumin có tác dụng bao se và làm lành tổn thương, ngoài ra một số hoạt chất khác lại có tác dụng trung hoà acid dịch vị. Mật ong cũng có tác dụng trung hoà như vậy. Hơn nữa nó còn kích thích tiêu hoá để người bệnh giảm cảm giác đầy chướng bụng, khó tiêu khi đang trong tình trạng đau dạ dày cấp.
Hướng dẫn cách thực hiện:
- Sơ chế nguyên liệu: Nghệ tươi được đem đi làm sạch vỏ, rửa lại với nước rồi thái thành các lát mỏng. Đem phơi dưới nắng hoặc sấy cho khô. Sau đó đem đi nghiền, xay nhuyễn thành bột. Bột nghệ này chúng ta nên dự trữ một hộp trong nhà phòng khi cần thiết thì dùng được luôn. Mật ong thì chọn loại ngon, chất lượng tốt mới đảm bảo về hoạt chất tốt.
- Cách 1: Cho nửa muỗng bột nghệ cùng một muỗng mật ong vào một 100ml nước ấm. Khuấy đều cho tan hết bột. Ngày uống 1 – 2 lần để giảm đau hiệu quả.
- Cách 2: Trộn mật ong cùng với bột nghệ lượng vừa đủ. Viên thành những viên hoàn nhỏ cỡ đầu đũa. Mỗi lần dùng 3 – 5 viên, nhai và nuốt. Trong giai đoạn đau cấp ngày ăn từ 3 – 4 lần.
- Sử dụng nghệ với mật ong trong 2 – 4 tuần để bệnh không tiến triển nặng và phòng nguy cơ tái phát.
Cắt cơn đau dạ dày với gừng tươi
Gừng tươi cũng là một vị thuốc trong đông y có tác dụng ôn kinh thông dương, tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể. Nếu bạn biết sử dụng đúng cách thì nó sẽ hỗ trợ giảm đau đáng kể đối với người đang bị đau dạ dày. Ngoài ra theo nghiên cứu y học hiện đại thì trong gừng có chứa hoạt chất chống viêm, chống oxy rất tốt.
Hướng dẫn cách thực hiện:
- Cách 1: Gừng tươi đem rửa sạch, thái thành lát mỏng. Hãm với nước ấm uống như uống trà. Hoặc hãm chung với trà xanh cũng hạn chế cơn đau tốt. Sử dụng trong 2-3 ngày sẽ thấy cải thiện đáng kể triệu chứng.
- Cách 2: Mẹo dân gian mách rằng cho 1 muỗng nước cốt gừng tương, 1 muỗng nước cốt chanh cùng 1 muỗng mật ong pha với mật ong nguyên chất uống vào buổi sáng sẽ giúp chữa bệnh đau dạ dày, phòng tái phát bệnh.
Sử dụng nước muối ấm pha loãng giảm đau
Chỉ đơn giản là dùng nước ấm cho thêm một chút muỗi pha loãng cũng là một cách giúp giảm đau dạ dày rất tốt được dân gian truyền miệng qua rất nhiều người. Cách này vô cùng đơn gian, bạn có thể thực hiện được ở mọi lúc mọi nơi khi cơn đau đang khiến bản thân khó chịu. Giải thích tác dụng này là do nước ấm có pha muối khi đi vào dạ dày có tác dụng giãn cơ, thư giãn nhu động đang bị kích thích quá mức. Và cả tác dụng sát trùng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Dùng một cốc nước ấm, độ ấm vừa phải.
- Thêm một muỗng nhỏ muối hạt hoặc bột canh.
- Dùng muỗng khuấy đều cho tan.
- Uống từng ngụm nhỏ một. Không cần uống quá nhanh hoặc quá nhiều cùng một lúc.
Chườm nóng giảm đau hiệu quả
Khi bị đau cơ, đau dạ dày thì phương pháp giảm đau được nghĩ đến đầu tiên đó chính là chườm nóng. Nguyên lý giãn nở của nhiệt độ là nóng giãn ra, lạnh co vào. Dạ dày đau là do sự co thắt quá mức của các cơ, khi chườm nóng vào, các cơ sẽ được nhả ra, giảm sự co thắt mà làm dịu cơn đau nhanh chóng.
Hướng dẫn cách thực hiện:
- Cho nước nóng, nước ấm vừa phải vào chai nhựa hoặc chai thuỷ tinh.
- Nếu nước nóng quá thì chúng ta sẽ dùng một chiếc khăn mỏng trải lên thành bụng hoặc chườm qua áo.
- Khi đã dần dần thích nghi với nhiệt độ, nước cũng nguội dần thì sẽ chườm trực tiếp.
- Lăn chai trên vùng bụng, tập chung chủ yếu vào vị trí đau nhiều và dạ dày.
Luyện tập hít thở sâu giảm đau bụng do bệnh dạ dày
Đau dạ dày là do cơ tại đây co thắt quá mức cùng với sự tăng tiết acid. Để giảm đau nhanh nhất thì bạn phải biết cách điều tiết hơi thở. Đây là một trong những cách đơn giản nhất cắt cơn đau mà không phải ai cũng biết. Hít thở sâu làm cho hệ cơ toàn cơ thể trong đó có cơ trơn tiêu hoá được thư giãn, giảm tình trạng co thắt và hỗ trợ làm giảm cơn đau hiệu quả. Chỉ sau vài phút khi bạn điều chỉnh hơi thở sẽ cảm nhận được cơn đau bắt đầu giảm, không còn nặng như trước. Cách này áp dụng tốt cho các trường hợp đau do căng thẳng, stress, áp lực, lo âu…
Hướng dẫn cách thực hiện:
- Hít một hơi sâu bằng mũi.
- Giữ lại hơi ở vùng bụng dưới cơ hoàng.
- Sau đó từ từ thở ra cho đến khi đẩy hết ra.
- Lặp lại liên tục trong vòng vài phút.
Cách này còn giúp điều chỉnh nhịp thở, huyết áp, giảm sự lo lắng, bồn chồn và cải thiện chức năng đường ruột.
Giảm đau bằng cách massage bụng
Xoa bóp, massage vùng bụng nhất là vị trí dạ dày giúp giảm đau đơn giản có thể thực hiện tại nhà. Sử dụng tay tác động một cách từ từ, nhẹ nhàng sẽ giúp điều hoà lại nhu động ruột. Từ đó sẽ giảm bớt tình trạng co thắt quá mức của các cơ, giảm tiết acid. Bên cạnh đó cách này còn kích thích tiêu hoá, giảm bớt triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, tiêu hoá kém. Sử dụng dầu massage bôi trơn thông thường hoặc dùng dầu nóng có tác dụng giãn cơ tốt hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bôi dầu lên bề mặt da
- Xoa đều cho đến khi sinh nhiệt.
- Đặt hai lòng bàn tay lên bụng, tiến hành xoa theo chiều kim đồng hồ.
- Trong khi xoa dùng lực vừa phải để điều hoà nhu động ruột, tăng cường máu lưu thông đến các cơ quan trong ổ bụng trong đó có dạ dày.
- Thực hiện như vậy trong khoảng 10 – 15 phút khi thấy triệu chứng đau giảm đáng kể.
Bấm huyệt giảm đau dạ dày cấp
Bấm huyệt là một trong các phương pháp chữa bệnh y học cổ truyền vẫn còn giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay. Bằng cách sử dụng những ngón tay tác động lên huyệt vị trên cơ thể, giúp đả thông kinh lạc, lưu thông khí huyết mà từ đó cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Đối với bệnh đau dạ dày nếu bạn biết bấm đúng cách thì chỉ sau vài phút đã có thể cắt được cơn đau một cách thần kì.
Cách bấm huyệt là:
- Chúng ta sử dụng một đầu ngón tay đặt đúng tại vị trí huyệt.
- Sau đó tiến hành day nhẹ nhàng, từ từ bấm vào sâu để tác động huyệt.
- Lưu ý là để đạt được hiệu quả tốt nhất thì động tác bấm sẽ tương đương với thì hít vào của người bệnh. Khi họ thở ra đồng thời ngón tay cũng giảm dần lực.
- Bấm huyệt như vậy trong vòng 5 – 10 phút.
Các huyệt chữa đau dạ dày cần bấm là:
- Huyệt Túc tam lý: Đây là huyệt thuộc kinh Vị, một trong lục tổng huyệt chủ vùng bụng. Tác dụng của huyệt là tăng cường đưa khí huyết đến nuôi dưỡng vùng bụng. Có nhiều cách xác định huyệt nhưng thông dụng nhất đó là dưới huyệt Độc tỵ 3 thốn (Độc tỵ nằm ở hõm ngoài dưới xương bánh chè).
- Huyệt Dương lăng tuyền: Huyệt này thuốc Kinh Đởm nhưng lại có tác dụng thư cân, giãn cơ, giảm đau rất tốt. Cách xác định: Nằm ở đầu trên xương mác, chỗ lõm phía trước thân nối đầu trên của xương mác.
- Huyệt Trung quản: Huyệt này là huyệt mộ của Vị, huyệt tập trung khí của Tỳ, đều có liên quan đến bệnh đau dạ dày. Cách xác định vị trí: Huyệt nằm cách rốn 4 thốn hướng lên trên, nằm trên đường trắng giữa bụng.
- Huyệt Cự khuyết: Huyệt thuốc mạch Nhâm có nhiều tác dụng khác nhau. Đối với bệnh đau dạ dày thì bấm huyệt này giúp lý khí, hoà vị, định thần. Cách xác định như sau: Huyệt nằm trên đường trắng giữa rốn, cách rốn 6 thốn đo lên phía trên hướng lên ngực.
- Huyệt Công tôn: Huyệt thuốc kinh Tỳ. Ngoài tác dụng giảm đau dạ dày thì huyệt này còn chữa khó tiêu bằng cách điều hoà nhu động ruột. Cách xác định: Huyệt nằm ở dưới gan bàn chân hai bên, phần lõm nhất nơi tiếp nối giữa xương nối xương cổ chân và ngón chân cái.
- Huyệt Nội quan: Huyệt thuộc kinh Tâm bào, mặc dù không có liên quan đến kinh Tỳ Vị nhưng lại có tác dụng an thần, bình tâm, điều hoà lại trạng thái của cơ thể. Cách xác định vị trí huyệt: Nội quan nằm cách lằn chỉ cổ tay hai thốn, giữa xương trụ và xương quay ở cẳng tay.
>>>Xem thêm
Nằm đúng tư thế giúp giảm đau nhanh chóng
Tư thế nằm cũng có những tác động nhất định đến cơn đau dạ dày. Theo giải phẫu dạ dày trong cơ thể con người thì cơ quan này có hình chữ J, là vị trí phình to nhất trên đường ống tiêu hoá. Nó nằm ngay thượng vị, sát với vòm hoành. Đầu trên nối với thực quản, đầu dưới nối với tá tràng. Dựa vào cấu tạo này mà chúng ta có thể hình dung phần nào được mô hình của dạ dày trong ổ bụng. Hai tư thế giúp giảm đau được các chuyên gia khuyên đó là tư thế nằm nghiêng sang trái và tư thế nằm ngửa. Với hai tư thế này, dạ dày sẽ không phải chịu lực đè ép lên thành của nó, các cơ được thư giãn, thả lỏng. Tránh nằm nghiêng phải hay nằm sấp. Nó đem đến tác dụng ngược lại khiến bạn càng khó chịu hơn. Ngoài ra còn tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày. Khi nằm chúng ta nên kết hợp với một số phương pháp ở trên như chườm ấm hoặc xoa bóp nhẹ nhàng.
Dùng thuốc Tây y giảm cơn đau hiệu quả
Sử dụng thuốc Tây y là một trong những cách giảm đau dạ dày nhanh nhất. Các hoạt chất thuốc khi vào trong cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển hoá và tác động vào những cơ quan, bộ phận đích, ở đây là dạ dày. Từ đó đem lại tác động nhanh chóng. Các thuốc dùng trong đau dạ dày không kê đơn được sử dụng phổ biến là:
- Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Gastropulgite, bismuth, sucralfate gel,Enprostol và Misoprostol…
- Nhóm thuốc kháng acid: Aluminum phosphate, Almagate, Magie và nhôm hydroxyd…
- Nhóm thuốc ức chế bơm proton: Prilosec, Prilosec OTC, Zegerid, Prevacid, Protonix, Aciphex, nexium, Dexilant, Omeprazole,…
- Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2: Axid, Tagamet, Tagamet HB, Pepcid, Pepcid AC, Zantac…
- Nhóm thuốc giãn cơ trơn tiêu hoá: Buscopan, papaverin, nospa…
Những lưu ý với các cách làm giảm đau dạ dày nhanh
Khi áp dụng các cách làm giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức này mọi người cần lưu ý những điều sau:
- Các cách trên chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời, không điều trị vào nguyên nhân gây bệnh nên sau đó người bệnh cần phải các cơ sở y tế thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
- Để đạt được hiệu quả tốt nhất cần có sự kết hợp với thay đổi lối sống và chế độ ăn uống một cách lành mạnh, khoa học.
- Kết hợp luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ tổng thể.
- Các biện pháp trên hầu hết đều an toàn, có tác dụng hỗ trợ nhất định. Bởi vậy mà chúng ta có thể thực hiện song song cùng với điều trị được chỉ định bởi bác sĩ có chuyên môn.
Trên đây là 9 cách làm giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức vừa đơn giản mà vẫn đem đến hiệu quả bất ngờ cho người bệnh. Có thể áp dụng nhiều phương pháp cùng một lúc để có được kết quả nhanh và tốt hơn.