Rối loạn thần kinh thực vật thường đa phần xảy ra ở những người có tâm lý yếu vì vậy việc điều trị bệnh cũng khá nan giải. Hiện nay người ta chưa nghiên cứu ra loại thuốc đặc hiệu nào dành cho những người mắc bệnh này, thay vào đó là một số thuốc cơ bản điều trị triệu chứng mà không thể tác động vào nguyên nhân. Vì vậy hiệu quả đem lại khá hạn chế. Các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật được biết đến là phương pháp đem lại hiệu quả tốt nhất trong các phương pháp nêu trên. Nếu có thể tập luyện một cách thường xuyên chắc chắn bạn sẽ cải thiện một cách đáng kể các triệu chứng của bệnh. Cùng tìm hiểu các bài tập qua bài viết dưới đây:
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về hệ thần kinh thực vật
Gọi là hệ thần kinh thực vật bởi vì nó hoạt động một cách tự chủ, nằm ngoài sự khống chế của con người. Điều này được ví tương tự như hoạt động thần kinh thực vật. Hệ này là một bộ phận của hệ thần kinh ngoại vi, điều khiển hoạt động của các cơ trơn, một số tuyến và có khả năng ảnh hưởng đến một vài cơ quan, nội tạng.
Hệ thần kinh thực vật được chia làm hai phần là hệ giao cảm và phó giao cảm.
Hệ thần kinh giao cảm có tác động lên các cơ quan bao gồm:
- Tác động lên mắt: Kích thích hệ giao cảm gây giãn đồng tử ở mắt.
- Tác động lên tuyến mồ hôi: Kích thích tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách.
- Tác động lên dạ dày, ruột: Tăng co thắt cơ trơn dạ dày, giảm nhu động ruột, giảm sự hấp thụ và tiêu hoá thức ăn.
- Tác động lên tim: Tăng co bóp cơ tim dẫn đến tăng cả nhịp tim lẫn lực co.
- Tác động lên mạch máu: Hầu hết các mạch máu trong cơ thể khi bị tác động vào hệ giao cảm sẽ có phản xạ là co thành mạch lại, giảm lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể. Nhưng trường hợp có kích thích vào receptor Beta sẽ gây giãn mạch.
- Huyết áp: khi tăng sức co bóp cơ tim cùng với co mạch sẽ dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp.
- Các cơ quan khác cũng chịu ảnh hưởng như cơ tại các ống gan, túi mật, niệu quản, bàng quang…
Hệ thần kinh phó giao cảm cũng có tác động lớn đến cơ thể. Nó còn được gọi là hệ thần kinh giúp cơ thể nghỉ ngơi, điều hoà lại các chức năng khác của cơ thể. Có thể kể đến các chức năng của nó là:
- Tăng tiết dịch trong đó có nước bọt, nước mắt, nước tiểu.
- Trái ngược với hệ giao cả đó là cơ đồng tư, co cơ mi giúp mắt nhìn rõ hơn khi ở gần.
- Giảm sự co bóp của cơ tim, giảm nhịp tim.
- Giãn mạch máu.
- Co các cơ trơn hô hấp tại phổi.
- Tăng tổng hợp glycogen tại gan.
- Tăng nhu động và trương lực cơ tại ruột.
- Giãn cơ thắt trong ruột.
So sánh về chức năng thì chúng ta dễ dàng nhận thấy được sự trái ngược của hai bộ phận của hệ thần kinh thực vật này. Thế nhưng trong quá trình hoạt động chúng hỗ trợ và thống nhất với nhau tạo nên các chức năng sống hoàn chỉnh cho một cơ thể. Bất cứ tác nhân nào tác động vào một trong những chức năng trên cũng có thể dẫn đến ảnh hưởng tới nhưng chức năng khác, mất đi tính thống nhất và ổn định ban đầu. Người ta gọi đó là rối loạn thần kinh thực vật.
Rối loạn thần kinh thực vật sẽ được biểu hiện như thế nào?
Rối loạn thần kinh thực vật được biết đến là sự rối loạn ảnh hưởng đến sự chủ động điều hoà của cơ thể với các chức năng bao gồ nhịp tim, huyết áp, sự tiết mồ hôi và tiêu hoá. Nguyên nhân sâu xa là sự ất cân bằng giữa hai hệ thần kinh đối lập ở trên.
Lấy một ví dụ dễ hiểu về sự rối loạn thần kinh thực vật ở con người về chức năng tiết mồ hôi. Mồ hôi bình thường tiết sau quá trình lao động, hoặc trong thời tiết nóng bức thì đây là một cách giảm nhiệt độ. Thế nhưng có rất nhiều người trong sinh hoạt bình thường cũng ra rất nhiều mồ hôi, nhất là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân gây ảnh hưởng tới cuộc sống. Hoặc tình trạng tăng huyết áp, tăng nhịp tim… do hệ thần kinh thực vật rối loạn.
Nhìn chung thì những tình trạng trên đều không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại dẫn đến nhiều sự bất tiện trong đời sống hàng ngày.
Học sinh ra quá nhiều mồ hôi tay khi học thường bị thấm mồ hôi qua trang sách, ướt vở, nhoè chữ. Hay bị ra mồ hôi chân sẽ dẫn đến chân có mùi hôi khó chịu. Tăng nhịp tim hay tăng huyết áp trực tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ của họ.
Hiện nay có nhiều biện pháp Tây y điều trị rối loạn thần kinh thực vật như sử dụng thuốc, phẫu thuật, đốt hạch giao cảm,… Nhưng chưa có phương pháp nào cho hiệu quả một cách tối ưu với người bệnh. Điều này khiến nhiều người rất phiền toái và lo lắng.
>>>Xem thêm
Các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật đem lại hiệu quả tốt
Thay vì điều trị tây y và sử dụng đến phẫu thuật thì nhiều người đã tìm đến các bài tập, yoga để tìm lại sự cân bằng của hệ thần kinh thực vật. Các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật có tác dụng tăng ngưỡng phản xạ, giảm triệu chứng một cách rõ rệt.
Bài tập thiền điều chỉnh rối loạn thần kinh thực vật
Tưởng chừng là một phương pháp đơn giản khi chỉ cần ngồi, tập trung tư tưởng và điều chỉnh nhịp thở nhưng nó lại có hiệu quả rất tốt đối với nhiều bệnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thường xuyên ngồi thiền giúp bảo vệ não bộ, kéo dài thời gian bị lão hoá. Từ đó các hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi hoạt động một cách tốt nhất. Là một cách giúp bạn cải thiện sức khoẻ tinh thần, tâm lý. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với người bị rối loạn thần kinh thực vật.
Chuẩn bị trước khi ngồi thiền:
- Chọn vị trí có ánh sáng dịu, không quá chói chang nhưng cũng không được tối tăm. Tránh những nơi có gió to, thổi trực tiếp vào phần lưng và cổ gáy. Nơi ngồi cần yên tính, không ồn áo, náo động.
- Trải một tấm nệm trên sàn để ngồi trên đó để ngăn hơi ẩm trên mặt đất tiếp xúc trực tiếp với cơ thể.
- Sử dụng trang phụ đàn hồi, không bó sát để cơ thể được thoải mái.
- Nếu có thời gian chúng ta cần sắp xếp một thời gian thiền cố định trong ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tư thế ngồi thiền:
- Người tập ngồi trên nệm, chân xếp hình hoa sen, bán hoa sen hoặc xếp bằng thông thường. Tư thế hoa sen được ưu tiến nhất vì có sự tập trung cao độ.
- Hai vai xuôi tự nhiên, không nâng cao hay gồng cứng.
- Hai tay đan ngón tay vào nhau, hai ngón cái cũng chạm hờ . Đặt ở vị trí gót chân. Tay thả lỏng nhưng tư thế cần mềm mại, đẹp.
- Khuỷu tay hai bên hướng ra xa hông, không ép sát hông tạo sự cứng nhắc, gượng gạo.
- Đầu giữ tại chính giữa, hơi cúi xuống.
- Mắt ở rõ, nhìn về một điểm xác định ở gần trước mặt. Miệng ngậm kín, lưỡi đặt ở chân răng.
- Đầu, cổ, lưng dựng thành một đường thẳng.
Thiền định:
- Người bệnh tập trung tư tưởng, không suy nghĩ đến những sự việc khác, giữ cho đầu óc thư thái.
- Mỗi ngày ngồi thiền 15 phút sẽ đem lại hiệu quả tốt.
Bài tập hít thở đúng cách của Yoga
Hít thở là bản năng của mỗi con người, nhưng không phải ai cũng biết hít thở đúng cách. Việc hít thở đúng cách sẽ giúp chúng ta tăng cường trao đổi oxy, loại bỏ hoàn toàn khí CO2 ra khỏi cơ thể. Oxy vào máu sẽ đem nuôi dưỡng tốt các cơ quan, phòng ngừa nhiều bệnh tật.
Có thể nói bài tập hít thở chính là linh hồn của việc tập yoga cũng như nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể. Nếu được thay bằng hít thở một cách bình thường như chúng ta vẫn thường làm thì bạn hãy hít thở chuẩn yoga để có một sức khoẻ tốt. Trước đó chúng ta hãy học cách hít thở Yoga chủ động.
Nguyên tắc hít thở:
- Thở 3 thì.
- Hít bằng mũi và thở cũng bằng mũi.
- Hít thì phình bụng, thở thì xẹp bụng: Nếu để ý thì nhiều người đang hít thở ngược với nguyên tắc trên. Khi phình bụng chúng ta sẽ nhận được nhiều khí oxy hơn và thở ra xẹp bụng sẽ đẩy ra được toàn bộ khí CO2. Lúc này cần siết cơ bụng, cơ hậu môn.
- Khí hít vào ban đầu được đẩy xuống bụng hoàn toàn sau đó mới trở lại ngực và hai vai.
- Khi hít thì cần hít sâu để lấy được nhiều oxy nhất, thở chậm từ từ cho đến khi hết.
Bài tập thể dục thể thao
Chơi các môn thể thao cũng là cách giúp bạn điều trị rối loạn thần kinh thực vật rất tốt. Bằng cách luyện tập thường xuyên sẽ cơ thể tăng cường chuyển hoá, nuôi dưỡng nhiều hơn đến các mô, tế bào và hệ thần kinh. Việc chơi thể thao này cũng một phần góp vào yếu tố ổn định tinh thần của người bệnh. Từ đó là giảm đáng kể các triệu chứng bệnh.
Tuỳ vào cơ địa cũng như sức khoẻ của từng người mà chúng ta chọn cho mình một bộ môn thể thao thích hợp. Từ những môn đơn giản như đi bộ, chạy hay những môn đòi hỏi cường độ vận động lớn như bơi lội, bóng đá, bóng bàn, cầu lông… Lời khuyên của các chuyên gia là bạn hãy tập luyện và chơi thể thao theo nhóm, tăng cường sự trao đổi và giao lưu với mọi người để có thêm sự tự tin.
Bài tập tư thế cây cầu
Chuẩn bị tư thế: Người tập nằm ngửa.
Thực hiện động tác:
- Người tập nằm ngửa, hai chân chống, lòng bàn chân chạm mặt đất.
- Hai tay duỗi song song bên thân, bàn tay nắm lấy cổ chân.
- Giữ phần đầu, hai vai và bàn chân chạm đất.
- Nâng phần thân giữa lên khỏi mặt đất một cách tối đa.
- Giữ nguyên tư thế trong 10 giây. Có thể kết hợp với bài tập thở trong yoga để tăng sự hiệu quả.
- Hạ người xuống trở lại vị trí ba đầu.
- Tập luyện 5 lần.
Bài tập tư thế lạc đà
Chuẩn bị tư thế: Người tập quỳ bằng đầu gối.
Thực hiện động tác:
- Người tập quỳ bằng đầu gối, hai cẳng chân song song , dựng thẳng mũi chân. Gót chân chạm mông.
- Hai tay nắm chắc lấy hai cổ chân.
- Dựng thẳng đùi, ngực ưỡn về phía trước tối đa đống thời ngửa cổ về đằng sau. Dồn trọng lực lên hai cánh tay.
- Giữ nguyên tư thế trong 5 – 7 giây thì hạ người xuống trở về tư thế ban đầu.
- Thực hiện 5 lần động tác.
Bài tập tư thế ngồi làm việc
Chuẩn bị tư thế: Người tập tư thế ngồi.
Thực hiện động tác:
- Người tập ngồi trên thảm, hai chân sát vào nhau, duỗi thẳng. Lòng bàn tay úp sấp trên mặt sàn ngay cạnh mông.
- Lưng dựng thẳng, đầu thẳng hướng trên trần nhà để kéo giãn cột sống.
- Co duỗi bàn chân.
- Hít thở đều, giữ nguyên tư thế 20 – 30 giây.
- Thực hiện 5 lần động tác.
Các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật đem lại hiệu quả một cách rõ rệt. Đây là phương pháp duy nhất có độ an toàn cao và có tác dụng tốt đối với những người gặp phải tình trạng như thế này.