Bài tập thoái hoá đốt sống cổ là một trong những phương pháp điều trị đơn giản, an toàn và tiện ích đối với những người mắc bệnh lý trên. Thoái hoá mặc dù không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nó làm giảm đáng kể về chất lượng cuộc sống. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau mỏi và khó chịu. Bằng cách thường xuyên tập luyện bạn có thể cải thiện một cách đang kể các triệu chứng của bệnh cũng như làm chậm lại quá trình thoái hoá. Cùng chúng tôi tham khảo các bài tập bổ ích cho đốt sống cổ trong bài viết dưới đây:
Nội dung bài viết
Thoái hoá đốt sống cổ là gì?
Trước đây khi nền y học hiện đại chưa phát triển, các kĩ thuật chụp phim X – quang, cộng hưởng từ, MRI còn chưa phổ biến thì người ta không quá quen thuộc với bệnh lý thoái hoá đốt sống cổ. Bệnh lý này có nguyên nhân xuất phát từ hệ cơ xương khớp. Vị trí chính xác của nó là 7 đốt sống cổ từ C1 – C7. Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, do nhiều yếu tố khác nhau như thói quen sinh hoạt, ăn uống, tập luyện… dẫn đến cột sống cổ xuất hiện các vấn đề bệnh lý.
Nó liên quan đến các thành phần như khớp, sun khớp, dây chằng, đĩa đệm liên sụn… Bình thường đây cũng chỉ được coi là bệnh lý đơn giản mà hầu hết những người từ tuổi trung niên trở nên đều gặp phải. Có thể coi nó là diễn biến sinh lý lão hoá không tránh khỏi của con người. Thế nhưng khi bệnh gây ra những tác động đủ lớn thì nó lại gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các đốt sống từ C4 đến C6 có tỷ lệ thoái hoá cao nhất so với các đốt khác. Nguyên nhân là nó nằm ở vị trí đường cong sinh lý ở cổ. Và nó cũng chịu áp lực lớn đến từ phần đầu.
Thoái hoá xương khớp nói chung hay thoái hoá đốt sống cổ nói riêng trước đây được coi là bệnh lý của người già. Hiện nay nó đang có xu hướng trẻ hoá vì rất nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân đó là do thói quen lười tập luyện, vận động thể dục thể thao và sử dụng lâu một tư thế như cúi cổ thời gian dài của dân văn phòng.
Giới thiệu địa chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ uy tín:
-
- Chuyên gia tác động cột sống: Lương y Võ Thị Châu Loan
- Địa chỉ: Số nhà 25, ngõ 1H, phố Trần Quang Diệu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
- Đặt lịch hẹn: 0981788581 (cô Châu Loan)
Thoái hoá đốt sống cổ nhẹ thì chỉ gây đau mỏi vùng cổ, nặng hơn chút là thường xuyên hạn chế vận động cổ. Thoái hoá cũng là một trong những nguy cơ và yếu tố thuận lợi cho thoát vị đĩa đệm. Lúc này nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến teo cơ thậm chí là tê liệt vĩnh viễn.
Dấu hiệu cho thấy bạn bị thoái hoá đốt sống cổ
Các triệu chứng của thoái hoá đốt sống cổ ban đầu khá mờ nhạt mà mọi người không dễ nhận ra. Càng để thời gian dài và duy trì những thói quen xấu thì biểu hiện bệnh sẽ nặng hơn. Các triệu chứng thoái hoá cột sống cổ phân theo mức độ từ nhẹ đến nặng:
- Co cứng cơ đốt sống cổ cấp tính: Thường khởi phát một cách đột ngột sau khi người bệnh có những vận động mức độ mạnh tại vùng cổ. Lúc này cơ cạnh sống đau, co cứng, cơn đau có thể tại chỗ hoặc dọc theo đường cơ thang xuống phần vai. Đau khiến người bệnh hạn chế một hoặc một số tầm vận động bình thường như động tác cúi, ngửa, nghiêng trái, nghiêng phải. Đau dữ dội sau đó sẽ giảm dần.
- Đau cột sống cổ mạn tính: Bệnh thường xuyên xảy ra, tái phát nặng thành từng đợt. Người bệnh đau mỏi cột sống cổ mức, có những thời điểm đau tăng dữ dội. Xuất hiện tượng tướng cứng khớp, khó vận động cốt sống vào buổi sáng sớm. Những khi thay đổi thời tiết, trời trở lạnh đau tăng.
- Hội chứng chèn ép rễ thần kinh: Nếu không điều trị kịp thời thì thoái hoá ngày một nặng hơn. Tiếp theo là hội chứng chèn ép rễ thần kinh. Đau lan lên đỉnh đầu, xuống phần vai, bả vai,cánh tay. Đau có kèm theo tê bì tay và các ngón. Cảm nhận rõ nhất là sau khi ngủ dậy buổi sáng hoặc là lái xe trong một thời gian dài, khi cầm nắm tay lái cảm giác không thật. Nặng nhất là cơ dần dần bị teo, thậm chí là liệt.
- Có rối loạn cảm giác: Đây là hệ quả của hội chứng chèn ép thần kinh trong một thời gian dài. Phần cổ gáy và cánh tay, cẳng tay cùng bên mất phản ứng dựng lông, giảm tiết mồ hôi, không phân biệt được nóng lạnh hay các cảm giác khác khi có vật chạm vào da tay…
- Rối loạn thần kinh thực vật: Khi có thoái hoá kèm theo rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép nên thiếu máu lên não gây ra hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, mắt mờ, rối loạn tiền đình….
Các bài tập thoái hoá Đốt sống cổ đơn giản tại nhà
Với các bài tập này bạn có thể tự tập luyện tại nhà mà không cần sự hỗ trợ của bất cứ dụng cụ hoặc người giúp đỡ. Việc tập luyện thường xuyên kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh không những cải thiện các triệu chứng của đốt sống cổ bị thoái hoá mà còn nâng cao sức khoẻ, sự dẻo dai của các khối cơ do hiệu ứng dây chuyền.
Bài tập 1: Vận động đốt sống cổ
Bài tập này có tác dụng giúp các khớp cột sống vận động linh hoạt, duy trì tầm vận động bình thường của cột sống cổ.
- Người tập đứng hoặc ngồi giữ cổ ở tư thế thẳng.
- Bắt đầu động tác bằng việc cúi gập cổ. Cố gắng gập sao cho phần cằm chạm vào được với ngực. Đây là một động tác mà người không bị thoái hoá có thể thực hiện một cách dễ dàng.
- Tiếp theo đưa cổ về vị trí cũ. Lại ngửa cổ về phái sau một cách tối đa.
- Lại đưa đầu về vị trí giữa và lần lượt nghiêng cổ sang trái vè sang phải hết cỡ.
- Mỗi động tác thực hiện chúng ta sẽ giữ tư thế trong khoảng 5 giây mới làm động tác tiếp theo.
- Động tác cuối cùng đó là kết hợp các động tác bằng động tác xoay cổ. Xoay cổ một cách từ từ, chậm rãi hết các tầm vận động từ trái sang phải rồi ngược lại, từ phải sang trái.
- Mỗi lần tập luyện sẽ tập bài tập thoái hoá đốt sống cổ này trong khoảng 5 – 7 phút.
Bài tập 2: Xoay cổ kéo căng cơ thang
Bài tập xoay cổ này sẽ kéo căng cơ thang hai bên cùng với đó là tác dụng giãn cơ, giảm đau mỏi vùng cổ.
- Người tập đứng hoặc ngồi, hai tay và vai thả lỏng.
- Từ từ xoay cổ sang phía bên trái một góc 90 độ. Đây là giới hạn xoay của một người bình thường.
- Với nhiều người thoái hoá cổ không thể xoay 90 độ chúng ta sẽ xoay với góc xoay lớn nhất, giữ tư thế khoảng 5 giây thì quay lại vị trí chính giữa. cảm nhận phần cơ thang bên đối diện được kéo căng.
- Trong quá trình tập luyện người tập cố gắng cải thiện tăng dân góc xoay cho đến khi đạt tới giới hạn.
- Tập tương tự với bên còn lại.
- Tập luyện trong khoảng 3 phút mỗi lần tập.
Bài tập 3: Tạo áp lực cân bằng
Bài tập này khá giống với bài tập vận động đốt sống cổ. Thế nhưng chúng ta sẽ tạo ra một lực đẩy cố định ngược chiều với hướng vấn động. Điều này có tác dụng tập sức khoẻ, bền và dẻo dai cho các cơ phần cổ.
- Người tập cũng đứng hoặc ngồi.
- Hai bàn tay đan xen ôm lấy phần trán. Khi chúng ta cố gắng gập cổ lại thì đồng thời tay cũng tác dụng một lực nâng trán lên sao cho đầu không bị cúi xuống.
- Tương tự vòng hai tay đan với nhau ở sau gáy. Khi ngửa cổ thì ta sẽ lấy hai tay nâng gáy sao cho lực cân bằng và cổ không bị ngửa ra sau.
- Tiếp theo tay bên trái đặt dang rộng ôm lấy phần má bên trái, khi ta cố xoay cổ sang trái thì tay trái cũng đồng thời tạo lực đẩy từ trái sang phải để giữ đầu ở vị trí chính giữa.
- Thực hiện động tác tương tự với bên còn lại.
Bài tập 4: Xoa bóp vai gáy đơn giản
- Người tập ngồi hoặc đứng thẳng.
- Dùng bốn ngón tay trừ ngon cái.
- Thực hiện lần lượt từng bên một.
- Bốn ngón bên phải sẽ đặt tại phần chân tóc gáy bên phải, mặt trong các ngón chạm vào da.
- Dùng lực miệt từ phần chân tóc xuống dưới cổ, đến vai và ra bả vai sau đó lại đi ngược đường trên trở lại chân tóc.
- Thực hiện động tác này 3 lần cho mỗi bên.
- Nếu ai không quen có thể sử dụng một chút dầu mát xa trơn cho em bé như Johnson Baby để quá trình làm không bị ma sát gây mỏi tay.
- Làm tương tự với bên còn lại.
- Sau khi thực hiện lấy khăn giấy lau đi dầu trơn.
Bài tập 5: Tư thế chiếc thuyền
- Người tập tư thế nằm ngửa.
- Tiếp theo dùng phần hông và phần nhô cao nhất của mông tiếp xúc với mặt đất, giữ thăng bằng và chống đỡ cho phần trọng lượng còn lại của cơ thể.
- Đồng thơi giơ tất cả hai tay, hai chân lên và nâng phần vai, cổ, đầu lên tối đa giống như hình chiếc thuyền. Giữ cơ thể trong thời gian tối đa rồi hạ xuống.
- Tập 5 – 7 lần bài tập này.
Bài tập thoái hoá Đốt sống cổ cho dân văn phòng
Bài tập kết hợp cổ – vai
- Người tập ngồi trên ghế.
- Cổ ngửa về sau tối đa. Đồng thời hai vai ép vào nhau về phía trước. Thực hiện 10 lần.
- Cổ cúi gấp sao cho cằm chạm ngực. Hai vai ép vào nhau hướng về phía sau. Thực hiện 10 lần.
Bài tập thư giãn vùng cổ
- Người tập ngồi, hai tay thả lỏng.
- Giữ nguyên tư thế. Xoay hai bên bả vai một cách từ từ theo chiều hướng từ trước ra sau 5 lần rồi hướng ngược lại từ sau ra trước cũng 5 lần.
>>>Xem thêm
Lời khuyên dành cho người bị thoái hoá đốt sống cổ
Một số lưu ý đối với người bị thoái hoá đốt sống cổ:
- Đối với những người phải làm việc trong một môi trường đặc thù với bệnh như dân văn phòng, thợ may,… thường xuyên phải ngồi cúi đầu trong thời gian dài cần dành ra các khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ vận động cổ.
- Khi có các dấu hiệu của thoái hoá cổ hay chưa thì chúng ta đều có thể tập luyện các bài tập trên.
- Tập luyện một cách thường xuyên, đều đặn đem lại hiệu quả tốt cho đốt sống cổ và tăng cường sự dẻo dai của nhiều khối cơ khác trong cơ thể.
- Tập ở tư thế thoải mái, không gò bó hoặc gắng sức.
- Không thực hiện các động tác đột ngột, quá mức như vặn, nắn, bẻ…
- Tránh mang vác các vật nặng, nhất là đè nặng lên vai để di chuyển.
- Khi thời tiết trở trời cần giữ ấm bảo về phần cổ.
Ngoài tập luyện thì chúng ta có thể kết hợp với các phương pháp điều trị khác nhằm mục đích đạt được hiệu quả tốt nhất. Trong đó có phương pháp điện sinh học DDS. Đây là một loại máy có nguồn gốc từ Trung Quốc, nơi được coi là cái nôi của nền y học cổ truyền nhân loại. Bằng việc áp dụng các kĩ thuật khoa học sử dụng dòng điện sinh học tương tự dòng điện nội sinh giúp điều hoà các tạng phủ, khí huyết và kinh lạc trong cơ thể. Từ đó mà bệnh tật tự tiêu tan.
Phương pháp này hoạt động bằng cách tạo ra dòng điện sinh học từ thiết bị, truyền qua người bác kĩ, kĩ thuật viên điều trị để tạo ra dòng năng lượng tốt truyền vào cơ thể người bệnh. Dòng năng lượng này có tác dụng sửa chữa, tái tạo các vị trí tổn thương. Cơ thể vì thế màu khỏi đau nhức, mệt mỏi. Không chỉ với thoái hoá đốt sống cổ mà DDS còn có tác dụng tốt cho hầu hết các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể.
Tham khảo thêm về Máy điện sinh học DDS.
Các bài tập thoái hoa cột sống cổ đa phần đều rất đơn giản và dễ thực hiện. Tình trạng bệnh tật của người bệnh có được cải thiện và khỏi hoàn toàn đau mỏi cổ hay không dựa vào chính sự kiên trì và chăm chỉ của người bệnh.