Học Vật lý trị liệu ra làm gì là câu học được các bạn quan tâm đến ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng rất quan tâm. Đơn giản đó chính là vấn đề thiết yếu sau này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Một ngành nghề hứa hẹn có tương lai, ra trường dễ xin việc cùng mức thu nhập đáng mong ước chính là điều mong muốn của mỗi người. Chúng ta cùng đi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây:
Tiềm năng của ngành Vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở nước ta
Các kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng đã có từ lâu trong ngành y học và được ứng dụng rất nhiều trong điều trị ở các nước có nền y học phát triển. Phương pháp này ứng dụng các tác nhân vật lý bao gồm cơ học, ánh sáng, nhiệt trị liệu, thủy trị liệu… tác động vào cơ thể để phục hồi tổn thương. Y học trong nước trước đây chưa có khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng riêng biệt mà thường kết hợp trong các chuyên khoa lẻ.
Nhận thấy những hiệu quả của vật lý trị liệu có thể điều trị nhiều các bệnh lý khác nhau như tim mạch, hô hấp, cơ – xương – khớp, thần kinh, nội tiết,… Bộ Y Tế chỉ đạo xây dựng ngành đào tạo bài bản về kỹ thuật này nhằm cung cấp một lượng lớn nguồn nhân lực cho xã hội. Vậy tiềm năng của nó như thế nào? Học vật lý trị liệu ra làm gì?
Theo thống kê của Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình thì dân số nước ta đang không ngừng gia tăng và tốc độ già hóa dân số cao. Theo như dự đoán thì giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2054 người cao tuổi nước ta từ 65 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ từ 10 – 19,9%. Và theo ước tính của tổ chức Y Tế thể giới WHO hiện tại nước ta có khoảng 7,8 triệu người khuyết tật, chiếm 7 – 10% tổng dân số. Con số này đang có xu hướng gia tăng bởi các yếu tố thuận lợi như sự già hóa dân số, số lượng các vụ tai nạn giao thông, tai nạ lao động cao, tỷ lệ bệnh tật ngày càng nhiều do môi trường và chế độ sinh hoạt,… Thế nhưng hiện tại chúng ta mới chỉ đáp ứng được gần 2% nhu cầu. Tức là một con số vẫn còn rất hạn chế.
Trong hội nghị Nâng cao hệ thống Phục hồi chức năng tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp được tổ chức bởi Cục Quản lý khám chữa bệnh đã đưa ra báo cáo đánh giá nhu cầu về nhân lực ngành Phục hồi chức năng đang có sự thiếu hụt lớn. Ngành y tế nước ta đang thiếu khoảng 10.000 kỹ thuật viên, bác sĩ phục hồi chức năng được đào tạo bài bản, có chuyên môn, chất lượng cao. Vì sự thiếu hụt này dẫn đến những khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ này đến với các bệnh nhân cần thiết. Có thể nói đây là một ngành có tiềm năng lớn trong tương lai.
Cơ hội việc làm rộng mở khi học vật lý trị liệu
Nguồn nhân lực của ngành vật lý trị liệu hiện nay đang có sự thiếu hụt lớn như vậy nhưng bạn đã biết khi học xong chúng ta có thể làm việc ở đâu chưa? Là một bác sĩ, kĩ thuật viên vật lý trị liệu phục hồi chức năng bạn có cơ hội làm việc tại:
- Các bệnh viện của nhà nước: hầu hết các bệnh viện đa khoa từ trung ương cho đến địa phương thuộc biên chế của nhà nước đều có xây dựng khoa phục hồi chức năng riêng biệt. Sinh viên sau khi học xong ra có thể thi vào đây theo đúng quy định của kì thi công nhân viên chức nhà nước hoặc kí hợp đồng làm việc tại viện. Làm trong môi trường chính quy này bạn vừa có cơ hội tiếp xúc với nhiều kĩ thuật vật lý trị liệu và nâng cao kĩ năng chuyên môn của mình.
- Phòng khám, trung tâm phục hồi chức năng: Nhu cầu điều trị vật lý trị liệu là rất lớn. Vì vậy hiện nay đã có các phòng khám, trung tâm phục hồi chức năng riêng biệt được thành lập để phục vụ nhu cầu này của người dân. Những đơn vị tư nhân này luôn có những đãi ngộ tốt cho các kĩ thuật viên có chuyên môn giỏi.
- Viện dưỡng lão: Người cao tuổi là một trong số các đối tượng điều trị của ngành vật lý trị liệu. Nguyên nhân là tuổi tác làm suy giảm chức năng các cơ quan và cần điều trị để phục hồi một cách tối đa các bệnh này. Đây là một trong những môi trường tiềm năng của kĩ thuật viên vật lý trị liệu.
- Các đoàn thể thao: Các vận động viên khi luyện tập, thi đấu để dính chấn thương là chuyện không xa lạ. Vì vậy trong các đoàn thể thao luôn có một đội ngũ y tế thường trực để kịp thời xử lý các trường hợp chấn thương. Hoặc luyện tập phục hồi cho các vận động viên.
- Nếu không làm việc tại các cơ sở y tế hoặc đơn vị, kĩ thuật viên cũng có thể tự đi điều trị tại nhà cho người bệnh. Với những người không có thời gian đến tận nơi điều trị hoặc di chuyển khó khăn thì đã có dịch vụ điều trị tại nhà. Vì vậy bạn không cần quá lo lắng nếu ra trường không xin được việc ngay. Chỉ cần bạn có kiến thức chuyên môn và kĩ năng tốt thì chắc chắn không bao giờ lo thất nghiệp.
Nội dung bài viết
Công việc cụ thể của bác sĩ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Học Vật lý trị liệu ra làm gì? Công việc của một bác sĩ vật lý trị liệu phục hồi chức năng là gì?
- Bác sĩ phục hồi chức năng có trách nhiệm tiếp cận bệnh nhân, khám bệnh trực tiếp, đánh giá tình trạng của người bệnh.
- Đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể cho người bệnh.
- Trong quá trình điều trị bác sĩ phải có trách nhiệm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối bởi các phương pháp điều trị đã đưa ra đối với bệnh nhân của mình điều trị.
- Tư vấn, giải thích và giải đáp các thắc mắc của người bệnh về các vấn đề có liên quan trong quá trình điều trị.
- Khi được mời hoặc có yêu cầu cần tham gia các hội chẩn nhằm tìm ra vấn đề và các phương pháp điều trị tối ưu cho người bệnh.
- Cần đảm bảo thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả điều trị. Đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho người bệnh.
- Tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ.
- Thực hiện các công việc khác tùy theo yêu cầu của nơi làm việc.
- Ghi chép đầy đủ quá trình điều trị của người bệnh vào hồ sơ bệnh án.
- Tại một số nơi nguồn nhân lực hạn chế, bác sĩ vật lý trị liệu cũng tham gia quá trình thực hiện trị liệu cho người bệnh giống như một kỹ thuật viên.
Công việc của kỹ thuật viên vật lý trị liệu:
- Lấy đầy đủ thông tin của bệnh nhân từ bệnh án hoặc các bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân đó.
- Quan sát tình trạng bệnh tật của người bệnh và có những đánh giá về khả năng phục hồi.
- Đối với từng người bệnh cần lên kế hoạch tập luyện, đưa ra các mục tiêu điều trị và lượng giá chất lượng các buổi điều trị.
- Điều trị trực tiếp, hướng dẫn hoặc sử dụng các máy móc có ứng dụng phương pháp vật lý trị liệu để điều trị cho người bệnh.
- Sử dụng các máy móc trong điều trị. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt ddoognj của máy và báo cáo sửa chữa kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.
- Đánh giá hiệu quả điều trị và có kế hoạch thay đổi phù hợp nếu phương pháp cũ không đem đến nhiều sự thay đổi tích cực.
- Giải thích và hướng dẫn cho người bệnh cùng gia đình để phối hợp điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Ghi chép đầy đủ thông tin cần thiết trong quá trình điều trị.
>>>Xem thêm
Mức lương sau khi học xong vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một chuyên khoa thuộc lĩnh vực y học. Chúng ta đều bác sĩ hay kĩ thuật viên ngành y đều là những công việc đáng mơ ước của nhiều người. Nguyên nhân vì đây là một ngành nghề ổn định, có mức thu nhập tốt. Để nói mức lương của người học vật lý trị liệu sau khi đi làm cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:
- Đơn vị công tác và chức vụ: Lương của bác sĩ trưởng khoa hay kĩ thuật viên trưởng cao hơn so với một nhân viên thường. Hay công tác ở các bệnh viện lớn thì lương và đãi ngộ sẽ tốt hơn so với bệnh viện nhỏ.
- Phụ thuộc vào trình độ chuyên môn: Nếu có trình độ cao như bậc cao học, đại học, chuyên khoa sẽ có lương tốt hơn so với trình độ cao đẳng. trung cấp.
Ngoài làm việc ở các cơ quan vào giờ hành chính, kĩ thuật viên hoặc bác sĩ vật lý trị liệu có thể nhận phục hồi chức năng tại nhà cho các bệnh nhân nếu có nhu cầu. Thông thường thì lương ngoài giờ như thế này cũng chia theo trình độ chuyên môn và tay nghề. Những người có tay nghề tốt thì thường nhận được 400.000 – 500.000 đồng/ 1 buổi. Còn với trình độ khá trở lên thì ít nhất cũng được 200.000 – 300.000 đồng/ buổi. Nhìn chung theo đánh giá thì mức lương của ngành nghề này khá cao so với các lao động động khác trong xã hội.
Có nên học vật lý trị liệu không?
Học Vật lý trị liệu ra làm gì đều đem đến nguồn thu nhập tốt. Vật lý trị liệu hiện đang là một trong những ngành hot của Y học hiện đại. Nhu cầu xã hội lớn nhưng nguồn nhân lực còn đang rất hạn chế. Những năm gần đây các viện lớn từ trung ương cho đến địa phương các quận huyện, hoặc phòng khám, trung tâm được thành lập mới rất nhiều các phòng, khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng nhằm phục vụ nhu cầu khám và điều trị bệnh của người dân. Hoặc các vận động viên thể thao là những người tham gia tập luyện, thi đấu và thường xuyên gặp các chấn thương. Đây chính là công việc hứa hẹn cho các kĩ thuật viên vật lý trị liệu khi mà hầu hết các đoàn thể thao đều cần những bác sĩ, kĩ thuật viên như vậy.
Có một mức lương tốt cùng với một tương lai đầy hứa hẹn như vậy thì chắc bạn đã có câu trả lời cho chính mình. Ngành y có một đặc điểm là không những chăm sóc sức khỏe cho mọi người mà bạn cũng sẽ có kinh nghiệm và chuyên môn chăm sóc cho bản thân, gia đình. Mỗi khi trong gia đình có người bị bệnh thì rất muốn có người có kiến thức về y học để giải đáp và đưa ra lời khuyên. Có như vậy mọi người mới bớt hoang mang và lo lắng.
Nhưng có một điều dễ nhận thấy ở ngành vật lý trị liệu này đó là cần phải có sức khỏe tốt. Vì ở đây có một phương pháp là vật lý trị liệu cơ học phải dùng sức để tập luyện thụ động cho người bệnh không thể tập chủ động, xoa bóp, bấm huyệt, vận động. Con gái thường sẽ gặp bất lợi trong trường hợp này. Thế nhưng không phải là con gái không thể làm được. Các bạn nữ có thể chọn lựa sử dụng máy móc trong điều trị hoặc những người bệnh có bài tập phù hợp với sức khỏe của mình.
Học Vật lý trị liệu ở đâu?
Đối với bác sĩ vật lý trị liệu phục hồi chức năng thường không có các trường đào tạo ngay từ đầu vào. Đây là một trong những bộ môn lẻ trong ngành mà sinh viên được theo học tại trường. Để công tác tại khoa này bác sĩ cần học thêm các chứng chỉ phục hồi chức năng có liên quan trong một thời gian xác định. Thường thì bác sĩ sẽ học tại các trường đại học y như đại học y Hà Nội, đại học y Thái Nguyên, đại học Y Dược Thành phố HCM, đại học y Phạm Ngọc Thạch,…
Còn đối với các đối tượng kĩ thuật viên phục hồi chức năng có thể theo học tại các trường cao đẳng, trung cấp y học trong cả nước như cao đẳng y tế Hà Đông, cao đẳng y Hà Nội, Cao đẳng y tế Khánh Hòa, cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch,…
Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Học Vật lý trị liệu ra làm gì rồi phải không? Học vật lý trị liệu không chỉ giúp điều trị cho bệnh nhân mà bạn cũng có thể chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình.