Vật lý trị liệu mắt rất cần thiết đối với những người gặp bệnh lý về mắt gây suy giảm thị lực của cơ thể. Chúng ta cần tìm hiểu rõ về các loại bệnh để đưa ra những bài tập thích hợp cho mình. Dưới đây là hướng dẫn tập mắt cho người bị cận thị, viễn thị và loạn thị, các bệnh thường gặp của mắt.
Nội dung bài viết
Những nguyên nhân gây giảm thị lực
Theo thống kê hiện nay thì trẻ em cũng như người lớn ở xã hội hiện đại gặp các vấn để về mắt gây suy giảm thị lực tăng lên một cách nhanh chóng trong những năm gần đây. Đôi mắt là bộ phận quan trọng của con người, giúp chúng ta nhìn thấy và quan sát được thế giới bên ngoài. Thế nhưng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh về mắt, phổ biến hiện nay là:
- Thói quen thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ti vi,..
- Thói quen đọc sách, làm việc, học tập không đúng tư thế về cách ngồi, khoảng cách mắt với sách, thiếu ánh sáng hoặc chữ quá nhỏ.
- Chế độ dinh dưỡng không bổ sung đủ các chất cho mắt.
- Không tập thường xuyên các bài tập giúp sáng mắt.
- Ô nhiễm môi trường, khói bụi.
- Chăm sóc và vệ sinh mắt sai cách.
- Đeo kính mắt không phù hợp.
- Tự ý sử dụng các thuốc cho mắt không có sự chỉ định của bác sĩ.
Ngoài những nguyên nhân khách quan khó lòng thay đổi được thì với những nguyên nhân khách quan bạn có thể hạn chế nó ở mức tối thiểu. Trước và sau khi mắc các bệnh lý về mắt bạn đều cần luyện tập vật lý trị liệu mắt nhằm khôi phục thị lực, cơ mắt linh hoạt và mắt nhìn rõ hơn. Tùy theo bệnh mà ta có những bài tập cụ thể.
Các bài tập vật lý trị liệu mắt dành riêng cho từng bệnh
Vật lý trị lý mắt cho người bị cận thị
Bài tập 1 Nhìn góc cách để cải thiện thị lực
Chuẩn bị tư thế: Người tập đứng thẳng hoặc ngồi thẳng lưng. Trước mặt là một ô cửa sổ hay một khối có hình vuông hoặc hình chữ nhật.
Các bước tiến hành:
- Đầu tiên là dùng mắt nhìn về một cạnh của cửa, giữ nguyên mắt trong 4 – 5 giây. Tiếp theo nhắm mắt lại.
- Tiếp tục mở mắt và thực hiện động tác tương tự đối với 3 canh còn lại theo thứ tự từ trái sang phải.
- Tập luyện 6 vòng nhìn hình chữ nhật.
Mục đích luyện tập: Bài tập giúp gân mắt dẻo dai. Các hình vuông và hình chữ nhật theo thứ tư giảm dần về kích thước.
Chúng ta tập luyện ban đầu với những cánh cửa to, sau đó nhỏ dần như cửa sổ, gương, bàn làm việc, mặt ghế, quyển sách,…
Bài tập 2 Tập nhìn theo đồng hồ số
Chuẩn bị tư thế: Người tập đứng trước một chiếc đồng hồ số lớn.
Các bước tiến hành:
- Tầm nhìn của mặt đặt ở số 12 trên đồng hồ.
- Tiếp tục di chuyển mắt đến các số 1, số 2, số 3, số 4,… và quay trở lại số 12 ban đầu. Mỗi khi di chuyển chúng ta dừng tại các số 5 giây rồi mới tiếp tục sang số khác.
- Thực hiện nhìn đồng hồ như vậy trong 3 vòng.
- Tiếp theo nhắm mắt lại, trong đầu tưởng tưởng ra một chiếc đồng hồ số lớn. Mắt điều tiết cũng xoay tròn nhìn theo các số tưởng tượng trên đồng hồ trong đầu. Thực hiện 3 lần.
- Sau đó mở mắt ra và tiếp tục làm với vòng đồng hồ ngược.
Mục đích luyện tập vật lý trị liệu mắt là giúp con mắt xoáy tròn một cách hiệu quả.
Bài tập 3 Tập nhìn cây xanh
Chuẩn bị tư thế: Đứng tại nơi có tầm nhìn rộng và xa. Bạn có thể chọn nơi có những ngôi nhà hoặc có nhiều cây xanh để tập luyện.
Tiến hành bài tập:
- Đầu tiên bạn đeo kính, nhìn xa tập trung vào một vị trí ở xa có thể nhìn rõ, tìm những đặc điểm nổi bật xung quanh vị trí đó và ghi nhớ.
- Tháo kính ra.
- Bắt đầu nhìn từ những ngôi nhà, cây xanh ở gần. Mỗi vị trí bạn quan sát trong khoảng 30 giây.
- Sau đó tiếp tục đưa tầm mắt ra xa dần.
- Cố gắng tìm đến và nhìn được vị trí mà bạn đã ghi nhớ lúc đeo mắt kính, điều tiết mắt để tìm các đặc điểm đã định ra ở trong đầu.
Bài tập này nhằm giúp bạn cải thiện tầm nhìn, có thể điều tiết mắt ở mức thích hợp.
Bài tập 4 Tập nhìn những con số để điều chỉnh cận thị
Chuẩn bị dụng cụ: Một cái bảng hoặc tờ giấy, trên đó có viết một vài con số. Cố định nó tại một vị trí. Người tập đứng thẳng đối diện trước bảng.
Thực hiện động tác:
- Viết ba con số bất kì rõ ràng trên bảng hoặc giấy.
- Đứng cách bảng một khoảng nhìn thấy rõ các con chữ.
- Nhìn đủ các số trong vòng 1 giây thì lùi lại một bước. Tiếp theo nhìn 3 con số đó và cứ dịch dần từng bước về sau cho tới khi không nhìn thấy số nữa thì dừng lại.
- Tiếp tục cho thêm 3 chữ số vào bảng thành 6 số. Và bắt đầu nhìn lại từ khoảng cách gần. Lần này bạn chỉ nhìn trong 0,5 giây cho mỗi bước chân điểm dừng.
- Viết thêm 3 con số nữa là được 9 con số. Lần này chúng ta chỉ nhìn thoáng qua rồi di chuyển.
Bài tập này có mục đích giúp đôi mắt có sự tập trung tối đa, điều tiết gân mắt cử động không ngừng nên có tác dụng hữu ích đối với người bị cận thị, cải thiện chức năng nhìn của họ.
Những lưu ý đối với người bị cận thị
Ngoài tập luyện các bài tập vật lý trị liệu mắt cho người cận thị thì các bạn cũng cần chú ý những điều sau:
- Thư giãn mắt: Mắt là một bộ phận mà nếu sử dụng trong thời gian dài không được nghỉ ngơi sẽ cảm thấy nhức mỏi mắt và nhìn mờ. Nếu mắt cảm thấy cần phải điều tiết hoặc mệt mỏi thì nên để mắt nghỉ ngơi hợp lí. Không nhìn vật gì đó quá lâu, hãy chuyển sang vật khác nhìn để mắt điều tiết tốt hơn. Hãy áp dụng quy tắc 10 phút tức là làm việc với mắt trong 10 phút thì nghỉ mắt nhìn ra xa khoảng 3m hoặc nhìn vào những cây xanh trong vòng 10 giây.
- Sưởi ấm cho mắt để tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng mắt: Tập luyện trước 9 giờ sáng bằng cách nhắm mắt lại, quay mắt về hướng mặt trời. Đầu nghĩ đến những việc vui vẻ. Nghiêng đầu sang trái rồi sang phải để nhận được ánh sáng đều đến mắt.
- Chỉ sử dụng kính khi cần thiết: Hãy sử dụng kinh có độ nhỏ hơn so với mức cận thị của mình và ép mắt bạn phải điều tiết để hoạt động phù hợp. Không nên quá phụ thuộc vào kính. Điều đó không tốt cho mắt, chỉ sử dụng những khi nào thật cần thiết và bạn không nhìn rõ để làm việc, đi lại mà thôi.
>>>Xem thêm
Vật lý trị liệu mắt cho người loạn thị
Bài tập 1 Phục hồi chức năng mắt loạn thị
Chuẩn bị tư thế: Người tập ngồi hoặc đứng thẳng lưng.
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Sử dụng ngón tay cái của một bên tay, giơ ra phía trước cách chóp mũi khoảng 10 cm. Bài tập này không cần bạn nhìn rõ ngón tay mà chỉ cần nhìn theo chuyển động của nó để thư giãn mắt mà thôi.
- Di chuyển ngón tay theo phương thẳng đứng hướng 12 giờ cho tới khi vượt qua tầm mắt của bạn không nhìn thấy thì dừng lại khoảng 2 giây. Cảm nhận được cơ bên dưới mắt hơi căng. Đưa mắt trở lại trung tâm ban đầu sẽ giảm căng và thoải mái hơn.
- Tiếp theo di chuyển mắt theo cách thức như trên theo các hướng 3 giờ, 5 giờ, 6 giờ, 9 giờ, 11 giờ và 12 giờ.
- Cách hít thở khi di chuyển mắt: Khi di chuyển tay theo các hướng đến vị trí cần đến thì hít sâu, bụng đầy khí căng lên. Sau khi đưa mắt về vị trí trung tâm thì bắt đầu thở ra từ từ và bụng xẹp xuống.
- Sau khi thực hiện xong một vòng thì xoa lòng bàn tay vào với nhau cho ấm rồi úp lên hai mắt để thả lỏng.
- Tiếp tục một lần nữa với chiều ngược lại của đồng hồ với các hướng 12 giờ, 9 giờ, 7 giờ, 6 giờ, 3 giờ, 1 giờ rồi lại úp tay thư giãn mắt.
Bài tập vật lý trị liệu mắt này được thực hiện 3 lần xuôi và ba lần ngược chiều kim đồng hồ. Mỗi ngày nên tập 2 – 3 lần để đạt được hiệu qả phục hồi tốt nhất.
Mục đích bài tập là thư giãn cơ mắt, tốt cho người loạn thị.
Bài tập 2:Zhdanov cho người loạn thị
Khi bạn đã tập luyện một cách bài bản với những bài tập luyện cơ bản cho người loạn thị thì chúng ta cần thay đổi đến các bài tập có mức độ khó tăng lên. Một trong số đó là bài tập Zhdanov được phát triển bởi nhà phân tâm học VG Zhdanov. Người tập sẽ chuyển động mắt theo khu phức hợp Zhdanov bao gồm:
- Chuyển động nhãn cầu lên xuống.
- Chuyển động nhãn cầu sang trái sang phải.
- Chuyển động nhãn cầu chéo: phía dưới bên trái lên phía trên bên phải và ngược lại.
- Nhìn mắt hình vuông theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
- Di chuyển theo cung ngang: Bắt đầu di chuyển mắt từ phía trên bên trái chéo xuống phía dưới bên phải. Tiếp tục nhìn sang ngang hướng lên trên thẳng đứng, rồi chéo từ trên bên phải xuống phía dưới bên trải. Đi hướng thẳng lên trên trở lại vị trí ban đầu.
- Di chuyến theo cung dọc: Bắt đầu với điểm ở phái trên bên trái di chuyển chéo xuống phía dưới bên phải. Quay sang ngang đến phía dưới bên trái. Tiếp tục đi chéo lên phía trên bên phải và di chuyển ngang về phía trên bên trái tại vị trí ban đầu.
- Chuyển động vòng tròn theo hướng kim đồng hồ quay và ngược lại.
- Chuyển động theo hình zíc zắc sang ngang.
- Chuyển động theo hình lò xo sang ngang.
- Chuyển động theo hình lò xo theo hướng từ trên xuống.
- Chuyển động theo hình xoáy ốc theo hướng từ ngoài vào trong sao cho các hình xoắn bên trong nhỏ dần đến điểm tâm ở chính giữa.
- Chuyển động theo hình đường tròn nganhg xích đạo.
- Đưa hai ngón tay cho vào khoảng giữa trước mặt, ép sát nhau theo hướng thẳng đứng. Bắt đầu di chuyển ngón trỏ từng bên một và mắt nhìn theo hướng chuyển động của từng ngón tay.
- Cũng là bài tập nhìn theo ngón tay trỏ như trên nhưng người ta di chuyến ngón tay theo hướng chéo.
- Tiếp tục bài tập nhìn ngón tay trỏ khi hai ngón tay di chuyển theo phương thẳng đứng.
- Và cuối cùng là hai ngón tay vẽ hai vòng tròn và mắt nhìn theo.
Mỗi một lần tập nên tập 2 – 3 lần hoàn chỉnh các động tác. Một ngày chúng ta cần tập 3 – 5 lần để mắt nhanh phục hồi hơn.
Vật lý trị liệu mắt viễn thị
Bài tập 1: Liệu pháp điều trị bảo tồn hiệu quả
Chuẩn bị tư thế và dụng cụ: Một miếng giấy có màu đen kích thước 1:1 cm, đồng hồ treo tường.
Các bước tiến hành động tác:
- Dán miếng giây đen vào cửa sổ làm bằng kính trong suốt. Người tập đứng đối mặt với điểm đen.
- Ban đầu người tập di chuyển mắt theo các hướng từ trái – phải, lên – xuống tối thiểu 5 lần.
- Đứng đối diện với cửa số, cách cửa sổ 1,5m. Tiếp theo tập trung mắt nhìn vào điểm đen khoảng 5 giây. Di chuyển mắt nhìn từ từ ra phía xa hơn khoảng nửa phút để mắt được thư giãn. Tiếp tục đưa mắt về lấy nét tại điểm đen. Sau mỗi lần tập thì cần chớp mắt liên tục để thư giãn. Lặp lại động tác 3 lần.
- Đứng đối diện đồng hồ số treo tường. với khoảng cách 1,5m. Tập trung nhìn vào số 12. Tiếp theo di chuyển mắt về trung tâm và nhìn lần lượt các số 3 giờ, 6 giờ, 9 giờ. Thực hiện 3 lần rồi đổi chiều theo hướng nược lại 12 giờ, 9 giờ, 6 giờ và 3 giờ thêm 3 lần nữa.
- Vẽ hình bằng mắt: bắt đầu vẽ mắt hướng chuyển động theo hình số 8 nằm ngang. Tiếp theo đổi thành các hình khác như hình cánh cung, hình ngôi sao, hình vuông, hình tam giác.
Bài tập 2: Tập luyện mắt với dụng cụ Bates
Phương pháp này được sáng tạo bởi tiến sĩ W. Bates. Bài tập này giúp tập trung tầm nhìn cho người bị viễn thị từ đó cải thiện chức năng mắt tốt cho những người mắc bệnh ở thể nhẹ và trung bình.
Thực hiện bài tập:
- Chuẩn bị một quyển sách in với chữ được in nhỏ. Bạn sẽ dành ra 15 phút mỗi ngày để đọc sach. Ban đầu có thể mắt sẽ khó chịu khi phải điều tiết để nhìn thấy rõ chữ ở khoảng cách gần, bạn hãy dùng kính nhưng hạn chế dùng ở mức tối đa. Sau đó dần dần tập cho đến khi bỏ hẳn kinh mà vẫn có thể nhìn được rõ các chữ. Đôi lúc hãy nhìn từ dòng này sang dòng khác vài lần trong mỗi trang.
- Di chuyển các vị trí khác nhau trong nhà, ra vườn, nơi có ánh sáng tốt để đọc sách. Đôi khi có thể ngẩng lên và nhìn các vật ở xung quanh tránh cho mắt bị mỏi.
- Quan sát những con chim đang bay nhảy cũng là một bài tập tốt cho mắt. Theo dõi các chuyển động của chúng để mắt điều tiết một cách linh hoạt.
Các bài tập vật lý trị liệu mắt cần thực hiện một cách thường xuyên, đều đặn mới đem lại hiệu quả tốt cho mắt. Chúc cac bạn thành công!