Khò khè, khó thở là triệu chứng thường gặp ở trẻ em khi mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Nguyên nhân do dịch tiết ra là đờm dãi gây bít tắc đường thở. Phương pháp vật lý trị liệu hô hấp là một kỹ thuật đặc biệt được áp dụng trong những trường hợp này nhằm mục đích tống xuất dịch tiết ra khỏi đường hô hấp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp này qua bài viết dưới đây:
Nội dung bài viết
Thế nào là vật lý trị liệu hô hấp?
Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị, phục hồi chức năng đem lại hiệu quả tốt đối với ngành y học. Mọi người đều nghĩ phương pháp này chỉ có tác dụng đối với các bệnh lý về cơ xương khớp mà thôi. Thế nhưng các chuyên khoa khác cũng có những cách vật lý trị liệu riêng của nó. Trong đó có vật lý trị liệu hô hấp. Đây là các kĩ thuật nhằm mục đích phục hồi chức năng hệ hô hấp, khơi thông lại sự tắc nghẽn của đường thở giúp cho quá trình hít thở được thông thuận. Ngoài ra nó còn có tác dụng tăng sự giãn nở của phổi, tăng sự khỏe mạnh của các cơ hô hấp, loại bỏ các chất bẩn, nhầy gây bế tắc đường thở.
Có hai cách thực hiện đó là sử dụng tay và dùng máy móc. Hai cách cũng có thể cùng kết hợp với nhau cho kết quả điều trị tốt nhất. Nhưng nó chỉ hôm trợ điều trị triệu chứng chứ không phải phương pháp điều trị nguyên nhân. Vì vậy bác sĩ cần tìm ra gốc của bệnh, từ đó đưa ra điệu trị đúng đắn nhằm chấm dứt bệnh tật, đây là mục đích điều trị lâu dài.
Các chỉ định của vật lý trị liệu trong bệnh về hô hấp:
- Sau khi mắc các bệnh về viêm đường hô hấp cấp như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn,…
- Trẻ em khi mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên có triệu chứng nghẹt mũi nặng mà dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi không cải thiện được triệu chứng.
- Người bệnh bị tràn dịch màng phổi đã dẫn lưu nhưng vẫn còn di chứng.
- Abces phổi có đường rò.
- Người bệnh nằm quá lâu gây nên tình trạng đờm dãi bị ứ đọng, tắc nghẽn cần được thông khí phổi.
- Người bị xẹp phổi.
- Các phẫu thuật gây ảnh hưởng đến thể tích phổi thì cần sử dụng trước và sau phẫu thuật.
Chống chỉ định không áp dụng vật lý trị liệu đối với các trường hợp sau:
- Bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp cấp tính với các triệu chứng: khó thở, tím tái, da xanh, niêm mạc nhợt, thở rên, co kéo cơ hô hấp,…
- SpO2 < 91%
- Một số bệnh lý như tứ chứng Fallot chưa phẫu thuật, bệnh truyền nhiễm, cao áp phổi,…
- Số lượng tiểu cầu PLT < 8.000 và huyết sắc tố Hb < 10 g/ dl.
Ứng dụng vật lý trị liệu hô hấp nhi
Chúng ta đều biết hệ hô hấp của trẻ em được hoàn thiện trong suốt quá trình phát triển của chúng. Vì vậy đây là đối tượng dễ mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp nhiều nhất, nhất là giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi. Các bệnh thường gặp là viêm đường hô hấp trên, viêm mũi, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, tiểu phế quản,… Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến bệnh lý trên bao gồm thay đổi thời tiết hay một số thói quen sinh hoạt như bật quạt hay điều hòa thốc trực tiếp vào trẻ, hệ miễn dịch yếu…
Các triệu chứng thường gặp là ho, sổ mũi, chảy nước mũi, khó thở, thở khò khè, nôn ói,… Vật lý trị liệu hô hấp nhi giải quyết các tác nhân gây tắc nghẽn trong đường thở của trẻ như dịch đờm dãi, nước mũi, chất bẩn. Vì trẻ chưa thể tự chủ động trong việc đẩy nó ra. Trên thực tế lâm sàng thì phương pháp này có hiệu quả tốt với bệnh lý viêm tiểu phế quản dẫn đến xẹp phổi, trẻ nhanh chóng phục hồi chức năng phổi hơn so với cách truyền thống trước đây là hút đàm bằng nội soi phế quản.
Có phải tất cả các trẻ mắc bệnh lý hô hấp đều cần vật lý trị liệu?
Không phải tất cả trẻ mắc bệnh lý về hô hấp đều cần tập vật lý trị liệu. Phương pháp này chỉ là một phương pháp điều trị triệu chứng, làm thông thoáng đường thở mà không loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh. Vì thế để lâu dài, các bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân và tiến hành điều trị nguyên nhân, từ đó các triệu chứng sẽ tự biến mất. Không phải trẻ em nào khi có đờm, nước mũi cũng cần vật lý trị liệu. Trước tiên chúng ta sẽ áp dụng biện pháp thông thường là rửa mũi bằng nước muối sinh lý, hút đờm truyền thống. Một số trường hợp bệnh nhi bị hen suyễn khi đang lên cơn cũng chống chỉ định phương pháp này. Hoặc khi mắc các bệnh hô hấp mà không có đờm dãi ứ đọng thì cũng không sử dụng.
Chỉ định vật lý trị liệu hô hấp nhi
Vật lý trị liệu hô hấp chỉ thực hiện cho trẻ khi có biến chứng hoặc bác sĩ dự đoán được sẽ có ứ đọng đờm dãi trong đường thở. Chỉ định cho trẻ bao gồm:
- Ứ đọng đờm dãi gây tắc nghẽn đường thở ở trẻ do trẻ chưa tự chủ động khạc, ho hay các trẻ nằm bất động lâu ngày.
- Trẻ mắc bệnh mạn tính làm ứ động đờm dãi như các bệnh viêm đường hô hấp mạn, bại não, bệnh thần kinh – cơ…
- Xẹp phổi nguyên nhân do ứ đọng đờm dãi.
- Sau phẫu thuật lồng ngực.
Vật lý trị liệu hô hấp nhi – vỗ rung long đờm
Vỗ rung long đờm là một phương pháp vật lý trị liệu hô hấp nhi thường gặp nhất. Phương pháp này được thực hiện bằng tay hoặc bằng máy, đôi khi cần sự kết hợp của cả hai. Mục đích quan trọng nhất của nó là khơi thông đường thở, cải thiện chức năng hô hấp của trẻ. Từ đó giúp phổi giãn nở tốt hơn, tăng cường sức cơ hô hấp, loại bỏ chất thải đờm dãi.
Nguyên tắc hoạt động của nó là dựa vào tính chất vật lý của các chất khí là chuyển động từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp.Khi vỗ rung làm thay đổi áp suất trong đường dẫn khí, theo nhịp thở làm cho đờm bị long và dẫn ra ngoài. Trẻ sau khi thông thoáng đường thở thì việc hít thở trở nên dễ dàng, không khò khè, nôn ói, người dễ chịu hơn và ngoan ngoãn chịu bú.
>>>Xem thêm
Các bước thực hiện vật lý trị liệu hô hấp nhi
Chuẩn bị vỗ rung long đờm: Nên cho trẻ khí dung trước để làm làm loãng đờm, dễ tống xuất.
Thời gian thực hiện cho một lần vỗ rung long đờm là 10 – 15 phút. Tùy theo bác sĩ đánh giá tình trạng của trẻ mà chỉ định số lần thực hiện thủ thuật này.
Tiến hành vật lý trị liệu theo các bước sau:
Bước 1: Thông mũi họng
- Đặt trẻ nằm nghiêng trên bàn, một người đứng ở phía dưới chân trẻ giữ chắc hai tay bé tránh bé quẫy.
- Kỹ thuật viên nghiêng đầu trẻ về phía mình, dùng bơm tiêm lấy nước muối sinh lý NaCl 0,9% bơm trực tiếp vào lỗ mũi tạo dòng chảy từ khoang mũi trên xuống khoang mũi dưới nhằm làm đờm loãng ra và đưa một số chất bài tiết ra ngoài qua khoang mũi dưới.
Bước 2: Hỉ mũi
- Làm tống xuất đờm ra khỏi mũi và phần hầu họng trên.
- Lấy một tay bịt lỗ mũi trên, một tay bịt mồm trẻ để đờm bắt buộc tống ra bằng khoang mũi dưới. Lấy khăn giấy sạch lau. Thực hiện liên tục thông mũi họng và hỉ mũi cho tới khi thấy phần nước ra trong, không đặc sánh, không còn dịch mũi.
Bước 3 Chặn gốc lưỡi
- Loại bỏ đờm ở vùng hầu họng ra bằng đường miệng.
- Cho trẻ nằm ngửa.
- Ở đầu thì hít vào kĩ thuật viên dùng tay bịt một lỗ mũi. Tay còn lại dùng ngón cái chặn gốc lưỡi để trẻ hít đờm dãi xuống miệng.
- Làm tương tự với lỗ mũi còn lại.
- Khi trẻ chuẩn bị thở ra thì dùng ngón cái đặt dưới gốc lưỡi gạt phần đờm dãi vừa tiết ra ngoài.
Bước 4 Kỹ thuật tăng luồng thở ra AEF
- Mục đích tống xuất đờm dãi còn lại ở phần đường dẫn là khí quản và khí quản lớn. Kỹ thuật viên sẽ tạo ra một lực đẩy mạnh bằng tốc độ của cơn ho để đẩy luồng khì từ phổi ra ngoài.
- Kỹ thuật viên một tay đặt ở ngực tẻ, một tay đặt tại vị trí xương sườn cuối. Khi thấy trẻ bắt đầu thở ra thì kĩ thuật viên tác động một lực vừa phải vỗ vào lưng trẻ cho đến khi hết thì thở ra.
- Thực hiện động tác trên 5 lần tục kích thích ho để tống xuất đờm dãi.
Khi thực hiện phương pháp này trẻ thường quấy khóc nhiều, nguyên nhân không phải do đau mà do sự khó chịu. Trẻ càng khóc thì việc tống đờm ra càng tốt, lượng đẩy ra càng nhiều. Nhưng nếu quấy khóc quá nhiều dẫn đến co thắt đường thở thì cần dừng động tác và trấn an trẻ. Khi thấy trẻ dịu lại, ổn định hơn mới tiếp tục.
Phụ huynh có thể thực hiện phương pháp này tại nhà không?
Trên đây là kĩ thuật vỗ rung long đờm phức tạp chỉ được thực hiện bởi những kĩ thuật viên có chuyên môn tại các cơ sở y tế. Do vậy cha mẹ không tự ý thực hiện theo như trên. Tuy nhiên ở nhà các bạn có thể vỗ rung long đờm đơn giản đối với các trường hợp nhẹ làm cải thiện chức năng thông khí cho trẻ và loại bỏ một phần đờm dãi. Cách thực hiện:
Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
Vỗ rung:
- Đặt trẻ nằm, kê chăn nhỏ dưới mông tạo thành góc 15 độ hoặc bế, vác theo tư thế cúi đầu về phía trước.
- Mẹ chụm tay lại theo hình khum tạo một khoảng trống trong lòng bàn tay thì khi vỗ trẻ sẽ không bị đau. Dùng lực ở cổ tay vỗ rung cho trẻ tạo thành các tiếng bộp bộp, và có cảm giác lồng ngực trẻ rung lên theo từng nhịp vỗ. Vỗ theo hướng từ dưới lên phía cổ đi từ các hướng ở dưới.
- Vỗ liên tục trong 3 phút.
- Sau khi vỗ được 3 phút thì dừng lại, day nhẹ lên cổ trẻ kích thích gây ho và bật đờm ra ngoài. Chú ý quan sát màu sắc và độ dính nhớt của đờm vì có liên quan đến bệnh lý của trẻ. Đờm vàng, xanh là có dấu hiệu nhiễm trùng, cần đưa đến các cơ sở y tế khám và điều trị.
Ngoài biện pháp vỗ rung long đờm đơn giản vật lý trị liệu hô hấp tại nhà, cha mẹ có thể thực hiện những điều sau đây để trẻ mau chóng lành bệnh:
- Thực hiện nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 4 – 5 lần/ ngày vào các thời điểm trước ăn, trước ngủ để trẻ cảm thấy dễ chịu. Cha mẹ nên rửa tay thật sạch trước khi nhỏ.
- Dùng khăn giấy sạch dùng 1 lần để lau chất tiết cho trẻ, không dùng khăn xô sử dụng nhiều lần, khăn ướt vì gây kích ứng và nguy cơ nhiễm trùng.
- Cho trẻ uống nhiều nước nhằm mục đích loãng đờm.
- Khi ngủ kê gối cao hơn thông thường và đặt trẻ nằm nghiêng cho dễ thở.
- Không dùng miệng hút mũi cho trẻ vì tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Trừ trường hợp cấp cứu.
- Không cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của các bác sĩ có chuyên môn.
Một số lưu ý sau khi vật lý trị liệu:
- Để quá trình thực hiện phương pháp được diễn ra một cách suôn sẻ thì bé cần nhịn ăn, bú trước 1 tiếng để không bị trào ngược thức ăn.
- Sau khi vỗ rung long đờm thì do kích thích tác dụng vẫn còn, vì vậy nên cho trẻ ăn sau 15 phút tránh bị nôn, trớ.
- Cho trẻ uống một cốc nước ấm sau đó.
Khi thực hiện phương pháp vật lý trị liệu hô hấp nhi, kĩ thuật viên cần nắm rõ về chỉ định cùng chống chỉ định của kĩ thuật nhằm đạt được những hiệu quả tốt nhất cho trẻ.