Vật Lý trị liệu Gai Gót Chân và một số mẹo điều trị hiệu quả

Nhiều người bị gai gót chân đang gặp phiền toái khi đi đứng hoặc di chuyển bởi họ cảm thấy rất đau nhức và khó chịu nhưng chưa biết cách khắc phục ra làm sau. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp hết thắc mắc của mọi người từ nguyên nhân, cách phòng ngừa, cách tập các bài vật lý trị liệu gai gót chân và cách điều trị gai gót chân tại nhà đơn giản mà lại hiệu quả.

Làm thế nào để phòng tránh gai xương gót chân?

Gai gót chân là một loại bệnh lý về cơ xương khớp mà ở xương gót chân bị thoái hóa do hiện tượng bù đắp canxi xương lâu dần hình thành nên các gai, khi di chuyển hoặc đứng các gai này đam vào các mô mềm ở vùng gót chân gây đau. Nguyên nhân của bệnh này chủ yếu do sự tác động nhiều lần lên vùng gót chân làm cho các bộ phận vùng này bị tổn thương, sau nhờ cơ chế tự lành của cơ thể lâu dần hình thành nên gai xương.

Gai gót chân gây nên các cơn đau nhức vùng gót chân hoặc có thể lan hết cả bàn chân. Khi đi lại thì đau tăng, đau giảm khi nghỉ ngơi, đau không cố định một thời điểm trong ngày nhưng thời điểm đau nhất là vào lúc sáng sớm. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp có gai xương nhưng lại không hề có cảm giác đau như kể trên. Triệu chứng đau này có thể tùy thuộc vào vị trí của gai xương và phần mô mềm bị tổn thương.

Vậy cần làm gì để phòng tránh được gai gót chân? Để tránh được hiện tượng này, việc đầu tiên là bạn nên có thói quen đi giày mềm không chật quá, nếu đi giày cứng có thể mua thêm miếng lót chân đệm dày có tính đàn hồi tốt để làm giảm áp lực của trọng lượng cơ thể lên gót chân. Không nên hoạt động những việc không cần thiết quá nhiều như đi bộ nhiều, khiêng vác vật nặng, chạy nhảy liên tục và nên giảm cân để vừa giảm trọng lượng vừa giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng khác. Thay vào đó nghỉ ngơi để cho chân được thư giãn và không bị mỏi cơ. Thỉnh thoảng có thể ngâm chân bằng nước gừng ấm hoặc massage vùng chân để cho các gân cơ được thư giãn. Bạn còn có thể tập tại nhà các bài tập vật lý trị liệu gai gót chân.

Gai gót chân không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng khiên người ta đi lại khó khăn
Gai gót chân không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng khiến người ta đi lại khó khăn

Nhiều trường hợp đau quá nhiều làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày phải cần đến thuốc để giảm đau. Tuy nhiên nhiều người tự ý mua dùng thuốc giảm đau để uống mà không có sự theo dõi của bác sĩ nên không biết được những tác dụng phụ của các loại thuốc này ra làm sao.  Vì vậy mà không nên tự ý dùng thuốc mà hãy trao đổi vấn đề bạn đang gặp phải để họ có thể giúp bạn giải quyết một cách tốt nhất và nhanh nhất có thể.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Một vài mẹo chữa đau gai gót chân tại nhà

Nhiều người rất ngại đi thăm khám khi bị gai gót chân bởi họ thường nghĩ đến các cơ sở y tế để điều trị sẽ rất phiền phức và mất thời gian. Vì vậy dưới đây là một số cách chữa gai gót chân tại nhà đơn giản mà lại hiệu quả:

Chữa gai gót chân bằng hạt đu đủ

Đây là cách rất hữu hiệu và được rất nhiều người truyền tai nhau về tác dụng thần kỳ của hạt đu đủ. Bởi trong hạt đu đủ có chứa một lượng lớn chất papain, flavonoid, chymopapain…ngoài tác dụng làm mềm gân cơ, giảm viêm mà nó còn có tác dụng ăn mòn phần gai xương gót.

Cách làm: bạn lấy một quả đu đủ mới bắt đầu chín rồi bổ ra lấy phần hạt sau đó bóc đi lớp màng bên ngoài của hạt đu đủ và đem đi giã nhuyễn. Dùng một tấm vải nhỏ sạch cho phần hạt vừa giã vào sau đó băng lên phần gót chân bị đau để khoảng từ 25 đến 20 phút. Chú ý không nên băng quá lâu vì hạt đu đủ có tác dụng làm ấm nóng nếu để lâu có thể dẫn tới rát da hoặc có thể gây rộp da. Mỗi ngày làm như vậy một lần sẽ giúp gai xương nhanh tan từ đó mag bệnh cũng nhanh khỏe.

Chữa gai gót chân bằng tỏi

Tỏi theo dân gian được coi như một vị thuốc kháng sinh đông y  có rất nhiều tác dụng như chữa cảm cúm, chống viêm, ngăn ngừa ung thư… Nhưng ít ai biết được ngoài những công trên tỏi còn có tác dụng khác là giảm các cơn đau do gai gót chân rất tốt.

Cách làm:

Dùng tỏi ngâm rượu trắng cho tới khi màu rượu chuyển sang màu vàng là dùng được. Mỗi lần sử dụng, rót một ít rượu tỏi ra một cái chén nhỏ sau đó dùng bông thấm rượu vào và bôi vào vùng gót chân xoa bóp nhẹ nhàng. Chăm chỉ xoa bóp hàng ngày sẽ đạt hiệu quả cao.

Trước đây các cụ truyền nhau mẹo chữa gai gót chân bằng tỏi rất hiệu quả
Trước đây các cụ truyền nhau mẹo chữa gai gót chân bằng tỏi rất hiệu quả

Chữa gai gót chân bằng xương rồng

Xương rồng thường được dùng đề chữa các bệnh về xương khớp rất tốt vì có tác dụng làm giảm đau, tiêu viêm, giảm co thắt. Bạn chỉ cần lấy cây xương rồng thái khúc nhỏ sau đó cho lên chảo sao vàng rồi bọc một lớp vải bên ngoài rồi chườm vào vùng gót chân bị bệnh mỗi ngày một lần. Làm như vậy liên tục nhiều ngày sẽ có tác dụng làm máu đến vùng gót chân được nhiều hơn giúp phục hồi tổn thương các  gân cơ ở gót chân.

>>>Xem thêm

Chữa gai gót chân bằng lá lốt

Không chỉ riêng gai gót chân mà lá lốt còn có tác dụng rất tốt với các chứng đau nhức xương khớp khác. Bạn chỉ cần mỗi ngày lấy cả cây lá lốt đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi lấy nước uống 2 lần sáng, chiều. Lâu ngày sẽ có tác dụng với gai gót chân.

Các bài tập vật lý trị liệu tại nhà cho người gai gót chân

Dưới đây là các bài tập vật lý trị liệu gai gót chân bạn có thể tự tập luyện tại nhà:

Bài tập 1

Mục đích chính của bài tập là làm gân gót được căng duỗi thoải mái.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân đứng gần một bức tường cách chân tường khoảng 30 đến 40 cm rồi nghiêng người về phía trước.
  • Bước chân không đau lên phía trước, khụy thấp gối xuống đồng thời chống hai tay vào tường sao cho căng vùng bắp chân và cân gót chân sau.
  • Giữ tư thế như vậy trong khoảng 20 giây và thả lỏng chân thư giãn rồi tập lại 10 lần.
Bài tập căng bắp chân
Bài tập căng cơ bắp chân sau

Bài tập 2

Bài tập kéo giãn gân gót. Bài tập này sử dụng một chiếc ghế tựa hoặc một chiếc khung cố định  để hỗ trợ trong khi tập.

Cách thực hiện:

  • Dùng tay nắm vào khung hoặc chỗ dựa của ghế để lấy điểm tựa, sau đó đưa chân không bị bệnh lên và nghiêng thân mình về phía trước.
  • Dần dần ngồi xổm xuống để cho phần gân gót phía sau căng dần ra, giữ tư thế như vậy lâu nhất có thể đến khi bạn cảm thấy mỏi chân phía sau thì thả lỏng và đưa về trạng thái ban đầu.
  • Thực hiện mỗi ngày vài lần và mỗi lần nên luyện tập khoảng 10 đến 15 phút.

Bài tập 3

  • Bệnh nhân ngồi trên ghế hoặc giường rồi gác chân bị bệnh lên đùi của chân lành.
  • Dùng một tay giữ lấy gót chân bị đau để lấy điểm cố định, tay còn lại nắm lấy các ngón chân rồi dùng lực gập về phía mặt lưng bàn chân để làm căng giãn gân gót và vùng gan bàn chân.
  • Thực hiện mỗi lần từ 10 đến 15 phút và làm vài lần mỗi ngày để tăng hiệu quả.

Bài tập 4

Dùng một chiếc khăn quấn mềm và chắc dài khoảng 1 mét để hỗ trợ lúc tập.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân ngồi trên giường hoặc trên sàn nhà sau đó duỗi thẳng chân lành, chân bị bệnh dùng khăn quân lấy phần gót chân.
  • Dùng hai tay kéo hai đầu khăn lên phía trên, đồng thời dùng lực ở chân bị bệnh đạp chiếc khăn xuống phía dưới sao cho tạo thành lực đối kháng giữa hai tay và chân.
  • Thực hiện lại động tác nhiều lần để mang lại hiệu quả.
bài tập nhặt khăn
Bài tập nhặt khăn

Bài tập 5

Sử dụng một quả bóng bằng cao su cỡ vừa nắm tay.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân ngồi trên giường hoặc ghế thõng chân xuống dưới.
  • Dùng một lực ở chân bị đau ấn lên quả bóng sao cho bệnh nhân thấy vừa và dễ chịu, lăn quả bóng bên dưới bàn chân khoảng 20 phút mỗi lần tập.

Bài tập 6

Xoa bóp bấm huyệt vùng gót chân.

Cách thực hiện:

  • Dùng tay làm các thủ thuật xoa, xát để làm ấm nóng vùng gan bàn chân và mu bàn chân.
  • Sau đó day ấn xung quanh vùng cổ chân xuống mu và gan bàn chân rồi miết theo chiều của gân gót.
  • Ấn thêm các huyệt xung quanh gót chân và lân cận để khí huyết được lưu thông. Sử dụng cách làm này rất tốt cho gân cơ vùng gót chân.

Biết cách vận dụng các cách gai gót chân và các bài tập vật lý trị liệu gai gót chân với nhau thì xác xuất khỏi bệnh sẽ rất cao. Vì vậy mà bạn không nên chủ quan mà bỏ qua những điều tuy đơn giản, nhỏ nhặt này.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *