Vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiện đang là phương pháp an toàn nhất được nhiều người lựa chọn áp dụng chữa trị cho bệnh lý này. Bàn chân bẹt nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu về hội chứng này qua bài viết dưới đây:
Nội dung bài viết
“Bàn chân bẹt” là gì?
Ở một người bình thường lòng bàn chân thường có độ vòm và có khoảng cách so với bề mặt đứng. Câu tạo này chính là nhờ các cơ cùng dây chằng. Tác dụng của vòm này giúp giữ thăng bằng cơ thể, di chuyển linh hoạt hơn. Nó còn giúp giảm bớt áp lực tác động ngược lại của mặt đất lên phần cổ chân, đầu gối và phần hông khi bạn đi đứng.
“Bàn chân bẹt” là một hội chứng mà người bệnh mắc phải sẽ có đặc điểm vòm trong lòng bàn chân thấp hơn so với bình thường hoặc không có vòm bàn chân. Tức là cả lòng bàn chân đều tiếp xúc với mặt đất mà không có khoảng trống ở giữa. Thường kèm theo đó là tình trạng gót chân vẹo ra bên ngoài.
Người ta chia bàn chân bẹt thành 3 loại:
- Bàn chân bẹt sinh lý: Thường gặp được ở những đứa bé. Khi mới sinh ra chân trẻ phần lớn là các mô mềm và chưa xuất hiện vòm chân. Theo thời gian thì phần vòm này mới có. Thường sẽ trở lại bình thường khi bé được 2 – 3 tuổi. Nếu sau thời gian này chân trẻ vẫn bẹt có nghĩa là có dấu hiệu bệnh lý, cần can thiệp sớm.
- Bàn chân bẹt cứng: Xảy ra khi hệ thống kết nối giữa các gân gót, xương gót và bắp chân quá chặt. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn khi đi hoặc chạy và phần gót chân thường được nâng cao hơn so với người bình thường.
- Rối loạn chức năng gân chày sau: Gặp ở người trưởng thành, phân gân gót kết nối với bắp chân và mặt trong của mắt cá trong bị tổn thương sưng, rách. Nó làm cho tổ chức ở vòm chân mất kết nối làm chân bị đau.
Người có bàn chân bẹt ảnh hưởng việc giữ thăng bằng của cơ thể ở chân nên dễ bị ngã khi chạy nhảy và hoạt động. Các khớp cổ chân cũng như khớp gối bị biến dạng, xoay lệch nên thường xuyên gây đau, viêm và dẫn đến hiện tượng thoái hóa khớp gối sớm.
Lệch trục này dẫn tới cột sốt bị cong, vẹo, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của cơ thể. Người bị bàn chân bẹt có tỷ lệ bị gai gót chân, viên cân gan chân… nhiều hơn so với người bình thường.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng bàn chân bẹt
Bàn chân bẹt ở trẻ em
Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh đến 3 tuổi do cấu trúc vòm chân chưa phát triển hết nên hiện tượng đó gọi là bàn chân bẹt sinh lý. Có trẻ thì sau 3 tuổi vẫn chưa phục hồi nhưng đến 5 tuổi là trở lại như thường nhờ tập luyện. Đó là bàn chân bẹt tạm thời. Thế nhưng có trẻ sau 3 tuổi mà vẫn chưa xuất hiện vòm chân thì đó là bệnh lý cần tập Vật lý trị liệu bàn chân bẹt sớm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ bao gồm:
- Rối loạn phối hợp phát triển.
- Một bệnh lý làm tăng độ đàn hồi của da, khớp và các mạch máu. Đây là hội chứng Ehlers-Danlo bẩm sinh.
- Hội chứng người dẻo.
- Xương cổ chân hợp bẩm sinh.
- Ngón chân hướng vào trong.
- Mất đàn hồi các dây chằng vùng bàn chân và gót.
- Các bệnh lý về hệ thần kinh và cơ như bại não, nứt đốt sống hay loạn dưỡng cơ.
Bàn chân bẹt ở người lớn
Đối với người lớn thì nói đến bàn chân bẹt chắc chắn là một bệnh lý. Cơ chế bệnh sinh đó là do các mô liên kết cùng xương ở lòng bàn chân có hiện tượng sụp đổ. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:
- Tình trạng thoái hóa gân xương chày chạy dọc theo mắt cá chân.
- Cấu trúc cơ học của bàn chân thay đổi cũng gây ảnh hưởng đến cấu trúc vòm, dây chẳng mất độ căng mà dẫn đế vòm bị hạ thấp.
- Những người có bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp khiến lượng máu đến nuôi dưỡng bàn chân giảm.
- Gãy xương.
- Chiều dài hai chân không bằng nhau, một chân phải chống đỡ nhiều hơn nên bù đắp chiều cao bằng cách tăng diện tích tiếp xúc.
- Phụ nữ có thai tăng tiết elastin, một loại hormon làm tăng sự đàn hồi của da và mô liên kết trong thai kì tạo ra bàn chân bẹt tạm thời.
- Hội chứng Marfan rối loạn di truyền.
- Viêm khớp dạng thấp, vẹo cột sống hay đi giày không phù hợp cũng là một trong số các nguyên nhân.
Phát hiện “bàn chân bẹt” qua các dấu hiệu đặc trưng
Đối với trẻ em cũng như người lớn cần phát hiện được hội chứng bàn chân bẹt trong thời gian sớm nhất để tiến hành điều trị, tránh các biến chứng sau này. Một số dấu hiệu đặc trưng của người bị bàn chân bẹt mà ai cũng có thể kiểm tra bao gồm:
- Dấu hiệu phổ biến nhất gây khó chịu cho người bệnh chính là đau. Đau tại vị trì lòng bàn chân, gót chân, cơ vùng bắp chân, đôi khi đau cả khớp gối và hông. Đau khi đi lại và vận động.
- Trong thời gian dài khiến phần cổ chân có xu hướng xoay vào bên trong để giảm đau. Khớp gối cũng có xu hướng chụm vào nhau.
- Dáng đi hình chữ V.
- Bàn chân không lõm kể cả khi đứng hoặc đi.
Trong y học người ta phát hiện các dấu hiệu trên bằng các nghiệm pháp sau:
- Kiểm tra dấu chân ướt: Cho người bệnh nhúng chân vào chậu nước rồi bước ra một bề mặt rõ dấu nước. Đứng thẳng khoảng 10 – 20 giây rồi đứng sang bên cạnh. Hình in giữa gót chân và gan bàn chân ngày càng rộng thì vòm càng thấp. Nếu diện tích eo đó hẹp tức là vòm chân cao.
- Thử nghiệm kiểm tra giày: Kiểm tra giày đi thường ngày của người bệnh. Nếu bàn chân bẹt thì phần má trong của chiếc giày sẽ bị mòn nhiều hơn đặc biệt là phần gót. Phần trên giày có xu hướng nghiêng vào trong.
- Thử nghiệm ngón chân: Người bệnh đứng thẳng. Một người đứng đằng sau kiểm tra số ngón chân nhìn thấy. Bàn chân thường thì người ta chỉ nhìn được ngón út còn bàn chân bẹt thì thấy được 3 – 4 ngón.
- Kiểm tra kiễng chân: Người bệnh kiễng chân thẳng lên, đứng bằng mũi chân. Người đằng sau nhìn sẽ rõ là có hay không có vòm chân.
>>>Xem thêm
Hướng dẫn tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả
Tùy các đối tượng mắc phải hội chứng bàn chân bẹt mà chúng ta có cách điều trị thích hợp. Nhưng phương pháp được lựa chọn cho hầu hết các trường hợp đó là tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt. Một phương pháp vừa an toàn lại đem đến hiệu quả cao.
Bài tập 1: Co giãn giãn gót chân
Chuẩn bị tư thế: Người tập đứng thẳng, hai tay đặt bên hông hoặc chống vào tường trước mặt.
Tiến hành động tác:
- Người tập bước chân phải lên phía trước đồng tườ bước chân trái về phía sau một khoảng rộng bằng vai sao cho gót chân luôn tiếp xúc với mặt đất.
- Từ từ khuỵu chận phải xuống dưới, hạ thấp trọng tâm cơ thể về phía trước. Khi thấy bắp chân và phần cơ cổ chân trái căng là được. Luôn giữ lưng thẳng trong quá trình tập luyện.
- Giữu nguyên tư thế trong 30 giây rồi từ từ nâng cao trọng tâm về vị trí ban đầu.
- Thực hiện động tác tương tự đối với chân đối bên.
- Mỗi chân thực hiện 3 lần.
Bài tập 2: Lăn chân với trái bóng nhỏ
Chuẩn bị dụng cụ và tư thế: Bóng tennis hoặc bóng chơi golf. Người tập đứng thẳng hoặc ngồi trên ghế.
Thực hiện động tác:
- Người tập luôn luôn ngồi thẳng lưng trong quá trình tập luyện.
- Đặt trái bóng dưới lòng bàn chân bẹt.
- Dùng chân lăn tròn, di chuyển trái bóng. Chú ý tập trung vào khu vực vòm chân.
- Tập luyện trong khoảng 5 phút mỗi chân.
Bài tập 3: Nâng vòm bàn chân
Chuẩn bị tư thế: Người tập đứng thẳng lưng, hai chân rộng bằng vai.
Thực hiện động tác:
- Nghiêng hai bàn chân hướng ra phía ngoài, nhấc mé chân bên trong nhằm mục đích dồn lực cơ thể ra phía rìa ngoài chân.
- Các ngón chân phải luôn tiếp tiếp xúc với mặt đất.
- Sau đó đưa chân trở lại vị trí thăng bằng ban đầu.
- Lặp lại liên tục các động tác khoảng 10 – 15 nhịp một lần sau đó nghỉ 20 giây.
- Mỗi bài tập có 2 – 3 đợt tập như trên.
Bài tập 4: Đứng bằng mũi chân – gót chân
Chuẩn bị tư thế: Người tập đứng thẳng, hai tay buông song song cơ thể. Có thể sử dụng thanh vịn để giữ thăng bằng.
Thực hiện động tác:
- Người tập nâng gót chân lê cao theo phương thẳng đứng, dồn lực cơ thể vào phần mũi chân.
- Giữ nguyên tư thế trong 5 giây rồi hạ từ từ xuống gót chạm đất như ban đầu.
- Trong quá trình tập lưng luôn thẳng.
- Mỗi lần tập khoảng 10 – 15 nhịp nhấc chân. Và tập 2 – 3 đợt cho mỗi lần tập.
- Thực hiện tương tự với động tác đứng bằng gót. Nhấc phần mũi chân lên khỏi mặt đất rồi hạ xuống như đứng bằng mũi về số nhịp và số lần tập.
Bài tập 5: Nâng vòm bàn chân với bục
Chuẩn bị dụng cụ: Người tập đứng trên bậc thang hoặc một cái bục chắc chắn. Có sử dụng tay vịn để giữ thăng bằng tốt nhất, tránh trượt chân ngã. Đứng ngay sát mép sau của mục, gót chân chạm vào mép.
Thực hiện động tác:
- Đưa chân phải về phía sau một khoảng bằng một bàn chân sao cho gót chân nằm ngoài bục.
- Khuỵu đầu gối chân bên trên xuống, hạ thấp trọng tâm cơ thể.
- Đầu gối chân phải giữ thẳng đồng thời lấy phần trên của bàn chân đó giữ thăng bằng để người không bị ngã về một bên hay ra đằng sau.
- Nhón gót chân trái lên hết mức rồi từ từ hạ xuống. Thực hiện động tác 10 – 15 lần rồi hạ xuống.
- Đưa chân trở lại vị trí đứng vững trên bục.
- Làm tương tự với bên chân đối diện.
- Đổi qua lại chân mỗi bên thực hiện 2 – 3 lần như vậy.
Bài tập 6: Lăn chân với khăn
Chuẩn bị dụng cụ và tư thế: Sử dụng một chiếc khăn. Người tập ngồi trên ghế, lưng thẳng, đầu gối vuông góc, hai chân song song. Thực hiện từng bên chân một.
Tiến hành động tác:
- Đặt một bên chân ở giữa khăn.
- Gót chân ấn xuống khăn và nền cố định tại một vị trí. Trong khi tập gót chân không di chuyển và không nhấc lên khỏi mặt đất.
- Dùng đầu các ngón chân co lại ghì xuống sàn và thực hiện động tác gấp – duỗi các ngón chân như đang chà khăn. Đầu các ngón cũng không nhấc lên khỏi mặt đất.
- Thực hiện động tác cho tới khi chân cảm thấy mỏi thì dừng lại.
- Tập tương tự với bên đối diện.
- Đổi chân cho nha, mỗi bên tập 2 – 3 lần bài tập này.
Bài tập 7: Luyện tập với ngón chân
Chuẩn bị tư thế: Người tập đứng thẳng, tay đặt bên hông hoặc giữ tay vịn cho chắc chắn.
Tiến hành động tác:
- Giữ cho gót chân luôn chạm sàn.
- Thực hiện với đồng thời cả hai chân.
- Đầu tiên lấy bốn ngón chân sau làm trụ, nhấc ngón chân cái lên khỏi mặt đất, giữ khoảng 5 giây.
- Tiếp theo hạ ngón chân cái xuống làm trụ thì nhấc bốn ngón chân sau lên khỏi mặt đất, giữ khoảng 5 giây.
- Luân phiên như vậy trong vòng 5 – 10 nhịp khi thấy mỏi chân thì dừng lại.
- Nghỉ ngơi khoảng 30 giây lại bắt đầu động tác.
- Một buổi tập có thể tập 2 – 3 lần như vậy.
Đối với trẻ em từ tuổi thiếu niên trở xuống ngoài áp dụng một số bài tập thích hợp bên trên thì cần cho các bé đi lại ở các dạng địa hình khác nhau bằng bàn chân trần như trên cát, đá sỏi,… Còn ở người lớn sẽ tập luyện để tăng cường chức năng của các thành phần cấu tạo tại khu vực bàn chân và xung quanh. Hiện nay đã có các loại giày sử dụng đế giày chuyên dụng được thiết kế riêng cho những người bị bàn chân bẹt nhằm cải thiện chức năng bàn chân bẹt giúp người dùng thoải mái hơn khi di chuyển. Đôi khi còn phải mang theo suốt đời.
Nếu phương pháp tập luyện không đem lại hiệu quả giảm đau và giúp người bệnh dễ chịu hơn trong sinh hoạt thì người ta sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật giúp giảm đau, tạo vòm chân mới. Để điều trị thì bác sĩ phải dựa trên nhiều cân nhắc về các yếu tố nguy cơ, độ tuổi, đánh giá được sự phục hồi… mới thực hiên.
Một số lưu ý trong điều trị bàn chân bẹt
Một số lưu ý trong điều trị bàn chân bẹt bạn cần biết
- Một số người có nhận định sai lầm khi nghĩ rằng bàn chân bẹt là sự bất thường của xương bàn chân chỉ cần phẫu thuật là được. Thế nhưng đây là phương pháp cuối cùng được áp dụng nếu các phương pháp khác như vật lý trị liệu bàn chân bẹt không có hiệu quả. Vì khi can thiệp sẽ gây ảnh hưởng đến các thành phần khác xung quanh, nhiều nguy cơ cũng như chi phí khá đắt đỏ.
- Chọn các bài tập phù hợp với người bệnh bằng cách đến gặp và nhận sự tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn.
- Không thực hiện động tác quá sức hay các dụng cụ nắn chỉnh tác động mạnh vào xương.
- Tập luyện một cách thường xuyên, kiên trì để có được hiệu quả tốt nhất.
- Hạn chế tối đa khiêng vác các đồ vật nặng.
- Chế độ ăn hợp lý để đạt được mức cân nặng phù hợ, tránh béo phì gây áp lưc lớn đến chân.
Trên đây là những thông tin bạn đọc cần biết về hội chứng bàn chân bẹt và các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt đem lại hiệu quả tốt. Cần thực hiện một cách nghiêm túc và có bài bản để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và an toàn nhất.