Lứa tuổi trẻ em đều có sự phát triển khác nhau tùy vào sự chăm sóc và nuôi dưỡng của người lớn. Tuy nhiên dù không giống nhau về tốc độ phát triển nhưng đa phần đều nằm trong một cột mốc thời gian có sẵn, nếu quá hạn cột mốc thời gian đó quá nhiều so với mức trung bình thì có thể trẻ đang mắc chứng chậm phát triển. Vì vậy mà hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ để họ đưa ra những kết luận sớm nhất về tình trạng của trẻ. Đặc biệt nếu đã phát hiện thì cần đưa ra những bài vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển để điều trị càng sớm càng tốt.
Nội dung bài viết
Những dấu hiệu cho thấy trẻ phát triển không bình thường
Các bậc phụ huynh để phát hiện ra trẻ chậm phát triển thì cần phải nắm bắt những mốc thời gian phát triển cơ bản đối với một đứa trẻ bình thường. Từ đó so sánh với em bé nhà mình để nắm bắt được tình trạng mà có những biện pháp điều trị kịp thời. Những dấu hiệu cho thấy bé nhà bạn đang gặp vấn đề trong sự phát triển gồm:
- Để có thể nhận biết được những dấu hiệu bất thường ở trẻ, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần chú ý những vấn đề liên quan đến những mốc tăng trưởng có phù hợp với biểu đồ tăng trưởng hay không.
Ở trẻ em thông thường hay gặp các dạng chậm phát triển chính, đó là chậm phát triển về thể chất, ngôn ngữ và trí tuệ. - Chậm phát triển về thể chất: tùy vào từng mốc thời gian ở các độ tuổi khác nhau mà đưa ra đánh giá chính xác nhất trẻ có phát triển đồng đều hay không. Ở lĩnh vực này, theo thời gian chiều cao và cân nặng của trẻ càng ngày càng tăng, trẻ biết hoạt động từ lẫy, bò, ngồi, đứng, đi lại và chạy nhảy leo trèo. Rồi đến giai đoạn dậy thì thể chất của bé trai khác với bé gái ra sao.
- Chậm phát triển về trí tuệ: thường là do sự khiếm khuyết về phát triển não bộ và các khả năng khác như tinh thần, kỹ năng giao tiếp, suy nghĩ và hiểu được những vấn đề xung quanh, IQ thấp, chưa biết cách tự chăm sóc bản thân.
- Chậm phát triển về ngôn ngữ: là một dạng chứng rối loạn về giao tiếp về các khả năng như nghe, nói. Các mốc quan trọng về sự phát triển ngôn ngữ tùy từng độ tuổi ở các mốc thời gian mới xác định được tình hình của trẻ. Hầu hết mọi trẻ em khi lên 3 đã có thể giao tiếp được tốt như người lớn. Nhưng so với những đứa trẻ khi đến 2 tuổi rưỡi mà vẫn chỉ bập bẹ được vài từ hay chỉ nói được những câu ngắn thì rất có thể trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ. Lúc này rất cần Vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển.
Các nguyên nhân gây ra chậm phát triển ở trẻ
Ở trẻ em các vấn đề về tăng trưởng có liên quan mật thiết với chế độ dinh dưỡng. Ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân khác như di truyền, rối loạn nội tiết tố, các bệnh toàn thân và quá trình hấp thu thức ăn trong thời gian chăm sóc. Các vấn đề như:
- Thời gian dậy thì chậm: khi mắc chứng chậm phát triển, đứa trẻ sẽ bước sang giai đoạn dậy thì muộn hơn các bạn đồng trang lứa mặc dù vẫn phát triển với tốc độ bình thường. Hầu hết trẻ đều có xu hướng phát triển về chiều cao giống với cha mẹ của chúng. Các bệnh lý toàn thân có thể ảnh hưởng đến các cơ quan như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa và tiết niệu.
- Suy dinh dưỡng: chế độ ăn hàng ngày của trẻ không đầy đủ các chất sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Nguyên nhân này là lý do chính gây ra tình trạng kém phát triển ở trẻ trên khắp thế giới.
- Tâm lý: trẻ thường xuyên trong tình trạng căng thẳng, lo lắng như áp lực học tập, thi cử càng làm cho tâm thần không được thoải mái và mệt mỏi nên dẫn tới tình trạng suy giảm trí nhớ, hay quên.
- Di truyền: một số trẻ em khó sinh ra đã mang đặc điểm di truyền từ bố mẹ bị chậm phát triển, tuy nhiên vẫn có trường hợp mặc dù bố mẹ rất bình thường nhưng khi sinh con ra lại bị chậm phát triển. Điển hình như bị mắc các hội chứng Down, hội chứng Cushing, hội chứng Noonan, hội chứng Prader-Wil…
- Bất thường về xương: có khoảng hơn 50 bệnh về xương ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ trong đó có một số bệnh là do di truyền. Ví dụ như chứng dậy thì sớm sẽ làm rối loạn sự tăng trưởng về chiều cao phát triển vượt mốc so với tuổi sau đó quá trình trưởng thành của xương ngừng phát triển và dừng lại ngay từ khi vẫn còn nhỏ tuôit sẽ làm cho trẻ thấp hơn các bạn cùng tuổi mà phát triển đều từ từ.
Mục đích tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở trẻ chậm phát triển
Điều trị cho trẻ chậm phát triển cần có sự phối hợp của các chuyên ngành khác nhau nhằm vạch ra kế hoạch cụ thể nhất. Không những vậy phải có sự giúp đỡ của gia đình, kĩ thuật viên và ngay chính sự nỗ lực của trẻ. Mục tiêu là đạt được khả năng phục hồi tối đa.
Chúng ta cần thực hiện điều trị ngay khi phát hiện. Phát hiện và điều trị càng sớm với tuổi càng nhỏ thì sự phục hồi của trẻ càng tốt. Nó giúp trẻ tăng kĩ năng vận động, thực hiện sinh hoạt hàng ngày như đi đứng, ngồi, tăng cơ lực, khiến các cơ không bị co kéo làm biến dạng các chi và bộ phận trên cơ thể. Một sô trẻ cần có sự trợ giúp của các dụng cụ như nẹp, máng, bó bột để cố định.
Vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển là phương pháp tốt nhất, có vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng vận động của trẻ. Đối với những trẻ bị nặng mục tiêu là giúp trẻ tự thực hiện nhu cầu sinh hoạt cơ bản của bản thân như ăn. mặc, vệ sinh. Còn với trẻ bị nhẹ hơn thì có khả năng phục hồi như người bình thường.
Yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến quá trình phục hồi chức năng ở trẻ chậm phát triển đó là gia đình và người chăm sóc cần có sự tin tưởng, kiên trì và những kiến thức căn bản hỗ trợ trẻ trong quá trình phục hồi. Từ đó trẻ giảm được lệ thuộc một cách tối đa vào người khác, trở lại cuộc sống gần gũi nhất so với những trẻ em cùng trang lứa bình thường.
>>>Xem thêm
Các bài tập vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển
Bài tập 1 Xoa bóp cơ tay chân và thân mình
Để trẻ nằm ngửa trên giường hoặc nền phẳng rồi tiến hành vuốt nhẹ trên bề mặt da, không nên làm các động tác mạnh sẽ làm trẻ đau và hoảng sợ. Làm các động tác nhẹ nhàng như xoa xát lòng bàn tay chân, mu bà tay chân, rung cơ cánh tay và cẳng chân. Sau đó cho trẻ nằm sấp hoặc nằm nghiêng rồi thực hiện các động tác xoa xát, mơn trớn dọc 2 bên cột sống và kẽ xương sườn.
Bài tập 2 Bài tập ngồi xổm và đứng dậy
Mục đích giúp tăng khả năng duy trì thăng bằng ở trẻ. Cách thực hiện: cho trẻ ngồi xổm còn bạn thì quỳ ở phía sau rồi cố định đầu gối trẻ bằng 2 tay. Dồn trọng lượng của trẻ lên 2 chân khi chơi ở tư thế ngồi xổm và tích cực cho trẻ đứng dậy với sự trợ giúp của bạn. Nếu chịu khó tập luyện thì trẻ sẽ có thể tự giữ thăng bằng cho mình khi ngồi xổm vài phút.
Bài tập 3 Dạy trẻ mặc áo
Bạn nên chia hoạt động này thành nhiều bước nhỏ và đơn giản như cầm áo lên, chui đầu qua cổ áo, xỏ lần lượt tay vào áo, kéo áo xuống. Sau khi trẻ đã thành thục 5 bước thì tự cho trẻ làm 5 bước trên. Khi trẻ thực hiện các bước nên động viên, khen ngợi trẻ bằng lời nói hoặc những phần thưởng nhỏ giúp cho việc tập luyện được thành công.
Bài tập 4 Dạy trẻ nói (bài tập ngôn ngữ)
Có thể tự ngồi nói chuyện với trẻ hoặc cho chúng xem các chương trình thiếu nhi trên ti vi để trẻ có thể bắt chước nói theo những gì mình nghe được. Hoặc sử dụng các tranh ảnh, dấu hiệu, biểu tượng sau đó đọc trước để trẻ bắt chước và đọc theo lặp lại nhiều lần, vừa để luyện khả năng nói vừa để rèn trí nhớ cho trẻ. Kiểm soát tốt các cơ lưỡi, hàm giúp trẻ phát âm được. Cần thực hiện một cách tích cực trước tuổi đến trường và trong suốt những năm tháng sau này.
Vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển cần được thực hiện sớm và lâu dài thì mới đem lại hiệu quả điều trị. So với người lớn thì khả năng hồi phục của trẻ em sẽ nhanh và khả quan hơn rất nhiều. Ngoài ra cần kết hợp một chế độ dinh dưỡng khoa học là tiền đề vững chắc cho sự điều trị. Và một điều rất cần nữa là có môi trường sống phù hợp được tiếp xúc nhiều với bạn bè cùng trang lứa nhằm khơi gợi sự cố gắng hòa nhập của trẻ.