Tê bì chân tay là một triệu chứng phổ biến dễ bắt gặp ở mọi đối tượng từ người trẻ đến người già. Tuy thời gian đầu bệnh không có biểu hiện gì rõ ràng nhưng sau một thời gian bệnh trở nặng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Vì thế hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu tê bì chân tay là bệnh gì? để có thể điều trị bệnh một cách sớm nhất tránh gây hậu quả khôn lường về sau.
Nội dung bài viết
Tê bì chân tay là gì?
Tê bì hiểu cơ bản là tình trạng mất cảm giác hay dị cảm ở một phần hoặc trên toàn bộ một số bộ phận của cơ thể. Triệu chứng này thường đi kèm với cảm giác đau nhói, châm chích bất thường và không liên quan đến kích thích các cảm giác. Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng như đau và tê liệt ở chân tay. Tê bì thường liên quan đến rối loạn chức năng thần kinh ngoại biên.
Tê bì chân tay (Numbness of Limb) là hội chứng thần kinh thường gặp nhất và được hiểu đơn giản là trạng thái tê tay hoặc chân do dây thần kinh bị chèn ép khi truyền thông tin đến não. Thông thường, tê bì sẽ xảy ra nhiều ở ngón giữa và ngón trỏ. Bệnh nhân mắc bệnh này thường có cảm giác kim châm hoặc ngứa ran như kiến bò ở ngón tay, ngón chân. Một số người còn mất đi cảm giác. Điều này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và khó khăn khi vận động.
Tình trạng tê chân tay thường xuất hiện đầu tiên ở cánh tay, sau đó lan xuống cổ tay, bàn tay và các ngón tay. Bệnh này không nguy hiểm lắm nhưng cần phải điều trị sớm. Nếu không, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn lớn khi cầm nắm và đi lại.
Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh tê bì chân tay
Ngoài cảm giác tê bì ở bàn tay, cảm giác như kim đâm hay kiến bò ở bàn tay và bàn chân, những người bị tê bì chân tay còn gặp các triệu chứng sau:
- Tê hoặc ngứa ở ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, tương tự như hội chứng ống cổ tay.
- Tê ở ngón út và ngón đeo nhẫn tương tự như tổn thương dây thần kinh trụ và kèm theo đau và cứng ở cổ tay.
- Tê kéo dài gây mất cảm giác ở tay, chân, thường xảy ra về đêm.
- Đau vùng cổ, vai, gáy lan ra nửa người, kèm theo tê bì tứ chi.
- Gây ra cảm giác nóng rát, tê, ngứa châm chích ở tứ chi, tương tự như viêm đa dây thần kinh do tiểu đường hoặc bệnh viêm đa rễ dây thần kinh.
- Tình trạng tê chân tay có thể lan xuống cánh tay, cổ chân và chân, làm hạn chế cử động. Nếu nằm lâu hoặc để tay chân ở cùng một vị trí trong thời gian dài, bạn sẽ cảm thấy đau nhức.
- Chuột rút ở chân hoặc co thắt cơ đột ngột gây đau âm ỉ ở bắp tay hoặc bắp chân.
- Triệu chứng tê ở chi giữa kèm theo thay đổi cảm giác, phản xạ và tổn thương dây thần kinh sọ não.
Nếu những triệu chứng này xuất hiện, bệnh nhân nên nhớ ngay rằng có thể bị tê ở chân tay và ngay lập tức đi khám.
Nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay
Tê bì chân tay là bệnh gì thì nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau, trong đó có những bệnh nguy hiểm.
- Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống khiến các dây thần kinh và các động mạch đốt sống cổ bị chèn ép, làm hạn chế lưu thông máu và gây ra nhiều triệu chứng, bao gồm tê ở tay và chân. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm sẽ trở nên trầm trọng hơn và xảy ra thường xuyên hơn. Bệnh còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như teo tay, liệt tứ chi.
- Viêm xương khớp: Chấn thương hoặc bào mòn khớp tay, hông hoặc đầu gối có thể gây tê bì và hạn chế sự vận động ở tay và chân.
- Viêm khớp dạng thấp: Viêm cổ tay, khớp chân gây tê bì tay chân, đặc biệt nếu người bệnh ngồi hoặc đứng ở một tư thế trong thời gian dài.
- Viêm đa rễ dây thần kinh: Bệnh này xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương, gây giảm độ nhạy cảm, tê tay chân và hạn chế cử động.
- Hẹp ống sống: Là bệnh bẩm sinh do cột sống bị biến dạng. Khi cột sống bị rút ngắn, các rễ thần kinh bị chèn ép gây tê bì tứ chi. Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị có thể gây ra các vấn đề về tuần hoàn ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
- Bệnh đa xơ cứng: Đây là bệnh rối loạn tự miễn, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương và gây tê bì tay, chân.
- Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm lệch khỏi vị trí bình thường và tách ra khỏi bao xơ đĩa đệm, gây áp lực lên dây thần kinh cột sống và gây ra các triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống như tê bì chân tay, cử động của bệnh nhân.
-
Bệnh tim mạch: Tê tay chân có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch. Khi chức năng của tim chậm lại, máu không lưu thông bình thường, gây nên tê bì tay chân.
-
Xơ vữa động mạch: Đây là một căn bệnh làm thu hẹp các mạch máu và gây áp lực lên các dây thần kinh đi qua chúng, gây tê bì tay chân.
- Chấn thương: Chấn thương ở tay, chân, cột sống, hông và mắt cá chân do tai nạn giao thông, công việc hoặc do thể thao có thể gây viêm, sưng cơ và chèn ép lên dây thần kinh, gây đau, tê bì tứ chi.
- Tư thế không đúng: Những thói quen như ngồi hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài, ngủ nghiêng, nâng vật nặng, sử dụng gối cao và đi giày cao gót có thể làm tổn thương các mao mạch và rễ thần kinh, có thể gây tê bì bàn chân. Giảm khả năng vận động của tay và cơ thể.
- Lối sống không lành mạnh: Quần áo quá chật, căng thẳng kéo dài hay thời tiết thay đổi đột ngột có thể khiến các tế bào thần kinh gần bề mặt da nhạy cảm hơn, gây ngứa, tê bì ở tay chân.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc có chứa các thành phần nhạy cảm có thể gây tê tay chân. Người bệnh phải hết sức cẩn thận.
- Phụ nữ mang thai: Vào cuối thai kỳ, thai nhi gây áp lực lên mạch máu và rễ thần kinh khiến máu lưu thông khó khăn. Vì vậy, bà bầu có thể cảm thấy tê hoặc đau ở tứ chi khi giữ nguyên tư thế trong thời gian dài hoặc thực hiện động tác ngồi xổm. Thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Thiếu vitamin B12, kali hoặc magiê trong cơ thể có thể gây tê ngứa tay và chân.
- Lạm dụng rượu: Rượu là chất phá hủy các mô xung quanh cơ thể, bao gồm cả hệ thần kinh. Điều này cũng giải thích tại sao uống quá nhiều rượu lại gây yếu cơ, ngứa ran và tê bì chân tay.
Đối tượng dễ mắc tê bì chân tay
Tuy tê bì tay chân là tình trạng bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhưng các đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ dễ mắc bệnh nhất.
- Người già
Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất vì xương và khớp của họ già đi theo thời gian và trở nên dễ bị tổn thương hơn. Ngoài ra, những người phải di chuyển xa, làm việc tại văn phòng, tiếp xúc với máy tính trong thời gian dài hoặc thường xuyên lao động chân tay nặng nhọc, người bị thương trong công việc do tính chất công việc của họ, luyện tập thể dục, thể thao, những người từng bị tai nạn giao thông thường cũng là những đối tượng có xu hướng dễ cảm thấy tê bì tay chân.
- Bệnh nhân rối loạn chuyển hóa
Ngoài ra, các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu cao cũng là nguyên nhân phổ biến gây tê tay chân. Nguyên nhân là do ở nhóm bệnh này có sự tổn thương các vi mạch dẫn đến thiếu máu và chất dinh dưỡng cung cấp cho dây thần kinh. Triệu chứng đầu tiên chỉ đơn giản là rối loạn co thắt mạch máu, các cơn co thắt có thể gây thiếu máu và tê bì ở tay chân.
- Phụ nữ sau khi sinh con
Tê tay sau sinh cũng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh, đôi khi có thể bao gồm tê các ngón tay, đôi khi kèm theo tê buốt, châm chích, chuột rút. Cơn đau có thể lan đến các vùng như chân, mông, đùi và hạn chế khả năng di chuyển của bạn nếu không được điều trị sớm.
Tê bì chân tay có nguy hiểm không?
Ngoài câu hỏi tê bì chân tay là bệnh gì? thì thắc mắc lớn nhất của người bệnh tiếp theo là tê bì chân tay có nguy hiểm không? Có thể nói tê bì tay chân là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là khi giữ một tư thế trong thời gian dài, chẳng hạn như khi ngồi, đứng hoặc ngủ dậy. Tình trạng tê hoặc ngứa ran ở chân tay ban đầu có thể không nghiêm trọng nên bệnh nhân có xu hướng không để ý hoặc không đi khám bác sĩ. Về lâu dài, các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng khó lường về sức khỏe và tính mạng.
Khi nào thì cần gặp bác sĩ?
Tê bì chân tay có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu bạn đang mắc phải một trong những triệu chứng dưới đây thì có thể bạn đang mang trong mình một căn bệnh nguy hiểm, vì vậy hãy đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám một cách kịp thời.
- Tình trạng tê bì tay chân kéo dài hơn 6 tuần.
- Tê ở bàn chân, kèm theo sự thay đổi về màu sắc và nhiệt độ ở bàn chân.
- Tê chân đi kèm với các tình trạng triệu chứng mãn tính khác
- Chóng mặt.
- Đau đầu dữ dội.
- Tê liệt xảy ra sau một chấn thương đầu
- Chuột rút, nặng hơn là co giật.
- Hụt hơi, khó thở.
- Mất kiểm soát bàng quang và ruột.
- Đãng trí, dễ nhầm lẫn
- Đi lại, sinh hoạt khó
Các phương pháp điều trị bệnh
Khi bị tê bì chân tay, bạn có thể điều trị bằng các cách sau đây:
- Thuốc giảm đau kê đơn: Diclofenac, Morphine, Oxycodone, Codeine, Hydrocodone, Fentanyl hỗ trợ giảm viêm và tê ngứa.
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Paracetamol (Acetaminophen) hoặc các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen, Naproxen để khắc phục tình trạng đau, sưng và tê ở tay chân.
- Tiêm corticosteroid: Bằng cách tiêm corticosteroid vào khu vực bị nhức mỏi, người bệnh tạm thời thoát khỏi cơn đau và ngăn ngừa tổn thương liên quan khác.
- Bệnh tiểu đường: Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết.
- Thiếu vitamin: Cung cấp cho cơ thể lượng vitamin cần .
- Nhiễm độc thần kinh (do chất gây tê, gây mê, hoá dược): Điều trị nhiễm độc.
- Rối loạn chuyển hóa lipid máu: Điều chỉnh lipid máu ở mức an toàn.
- Hệ cơ xương khớp: Đây là tình trạng thường gặp và người bệnh cần được điều trị dứt điểm và tìm giải pháp phù hợp để tránh tình trạng tê cứng dai dẳng và tái phát thường xuyên.
Bạn có thể làm các mẹo sau tại nhà để có thể trị tê bì chân tay, tuy nhiên bạn vẫn phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia:
- Chườm nóng, lạnh vùng tay chân bị tê bì.
- Ngâm tay chân với nước muối ấm.
- Dùng ngải cứu rang muối chườm.
- Uống bột quế pha nước ấm trước khi đi ngủ.
- Xoa bóp, bấm huyệt.
- Tắm nước ấm.
- Giữ ấm cho cơ thể mỗi khi thời tiết trở lạnh…
Biện pháp phòng ngừa, khắc phục
Để ngăn ngừa tình trạng tê bì tay chân và các căn bệnh nguy hiểm khác, mọi người nên áp dụng thói quen sinh hoạt, ăn uống, tập luyện lành mạnh dựa trên cơ sở khoa học.
- Xây dựng chế độ ăn uống dựa trên cơ sở khoa học và bổ sung nhiều thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng, tốt cho cơ thể, xương, khớp, hệ thần kinh và máu, bao gồm: Vitamin, khoáng chất, vi chất dinh dưỡng,…
- Hãy lập kế hoạch tập luyện đều đặn mỗi ngày phù hợp với tình trạng thể chất của bạn để thúc đẩy quá trình lưu thông máu và giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt.
- Sống một lối sống lành mạnh, không đứng lâu, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc và ngồi đúng tư thế.
Hãy sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh ngồi một chỗ trong thời gian dài và cố gắng đi bộ từ 5 đến 10 phút sau 1 đến 2 giờ làm việc liên tục. Bạn cũng nên tránh làm việc nhiều giờ, duy trì tâm trạng vui vẻ và tránh áp lực công việc quá mức. - Giữ cân nặng ở mức ổn định, vì cân nặng quá nhiều có thể gây áp lực lên dây thần kinh và khiến chân tay bạn bị tê.
- Nên hạn chế tối đa các thực phẩm, đồ uống, chất kích thích như rượu, thuốc lá, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán vì chúng không chỉ chứa những chất có hại có thể khiến triệu chứng nặng thêm, tình trạng tê bì tay chân không chỉ trầm trọng hơn mà còn làm mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng trong xương, khớp, hệ thần kinh và máu.
Xu hướng điều trị mới nhất các bệnh lý về xương khớp hiện nay đó là dòng điện sinh học. Máy DDS sử dụng dòng điện sinh học tương tự dòng điện nội sinh bênh trong cơ thể thông qua lý luận y học cổ truyền mà chữa bệnh. Dòng điện này tác dụng vào hệ thống đường kinh mạch, lạc mạch giúp khơi thông bế tắc, khí huyết đi lại lưu lơi, từ đó bệnh tật tiêu tan. Đặc biệt phương pháp này khác với châm cứu, không hề xâm lấn qua da mà vẫn đạt được hiệu quả rất tốt.
Tham khảo thêm thông tin TẠI ĐÂY: https://vatlytrilieu.vn/may-dien-sinh-hoc-dds/
Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tê bì chân tay là bệnh gì nguyên nhân từ đâu? và cách điều trị như thế nào? Tuy tình trạng này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, nhưng nếu các triệu chứng xuất hiện với tần suất liên tục thì bạn hoặc người thân nên đến các cơ sở y tế gần nhất thăm khám ngay để kiểm tra xem có mắc các bệnh lý bên trong nguy hiểm hay không và có thể đưa ra các phương án điều trị kịp thời, tránh các hậu quả về sau.