Điều trị giảm áp đĩa đệm bằng sóng radio

>>> Tham khảo bí quyết quan hệ lâu ra hiệu quả TẠI ĐÂY❤️

Giảm áp đĩa đệm qua da bằng sóng radio (percutaneous disc radiofrequency decompression) còn được gọi là tạo hình nhân nhầy đĩa đệm (nucleoplasty) là phương pháp dùng năng lượng của sóng radio để làm giảm áp đĩa đệm bằng cách đốt cháy nhân nhầy và tạo ra những đường hầm nhỏ trong lòng đĩa đệm (create small channels within the disc).

Kỹ thuật: BN nằm ngửa nếu can thiệp vào đĩa đệm cổ và nằm nghiêng nếu can thiệp vào đĩa đệm thắt lưng. Sát trùng và gây tê tại chỗ. Dùng kim dẫn đường (advancing needle) chọc qua da rồi đưa đầu kim vào khoang đĩa đệm, sau đó chụp đánh dấu xem kim đã nằm ở trong khoang đĩa đệm chưa (ảnh A, hình 3.2).

Hình 3.2: Chọc kim qua da để vào khoang đĩa đệm và chụp X quang đánh dấu (ảnh A). Hình ảnh cắt và đốt đĩa đệm để tạo những đường hầm nhỏ trong lòng đĩa đệm (ảnh B).

Khi đâm kim dò nằm trong khoang đĩa đệm rồi, người ta luồn đầu dò sóng radio lưỡng cực (bipolar radioirequency probe) vào trong lòng kim để đưa vào đĩa đệm, sau đó phát sóng radio để đốt và cắt nhân nhầy. Kim được rút ra rồi đưa đi đưa lại ở các hướng khác nhau để tạo ra khoảng 6-20 đường hầm nhỏ trong lòng đĩa đệm (ảnh B, hình 3.2). Thời gian thực hiện tạo hình nhân nhầy đĩa đệm mất khoảng 20-30 phút.

Giảm áp đĩa đệm qua da bằng sóng radio

Nguyên lý: cái gì sẽ xảy ra ở trong lòng đĩa đệm khi phát sóng radio?

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Khi phát sóng radio, nhiệt dộ được tạo ra khoảng 40-70°C. với nhiệt độ này cũng đù để đốt cháy (coagulation) nhân nhầy đĩa dệm. Phần đĩa đệm bị đốt cháy sẽ được cắt bỏ (ablation) và hút ra ngoài. Đường đi của đầu dò sẽ tạo nên những đường hầm (channels) trong lòng đĩa đệm.

Như vậy, tạo hình nhân nhầy đĩa đệm còn được gọi là giảm áp đĩa đệm qua da bằng công nghệ coblation (coblation technology), tức là kết hợp giữa đốt (coagulation) và cắt (ablation).

Sau khi thực hiện đốt, cắt và tạo đường hầm thì áp lực nội đĩa đệm giảm, rễ thần kinh không bị chèn ép và người bệnh đỡ hoặc hết đau.

Phương pháp này được Singh V và Derby R thực hiện đầu tiên vào năm 2001 đã được Hiệp hội thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ công nhận. Ở nước ta, phương pháp tạo hình nhân nhầy đĩa đệm được áp dụng tại Bệnh viện Việt-Đức (Hà Nội) từ tháng 6/2007 và hiện nay đã có nhiều bệnh viện áp dụng phương pháp này.

Chỉ định: tuổi dưới 60, đau thần kinh tọa đã ngoài 6 tháng mà điều trị nội khoa không khỏi; trên phim chụp cộng hưởng từ phải có những điều kiện sau: đĩa đệm mới chỉ lồi (protrusive disc), thoát vị còn chứa nhân nhầy (contained disc herniation), chiều cao đĩa đệm thoát vị phải còn trên 500/o so với nhiều cao của đĩa đệm bình thường liền kề ở phía trên hoặc ở phía dưới.

Chống chỉ định: tuổi trên 60, thoát vị đã gây liệt hoặc teo cư, thoát vị gây hội chứng đuôi ngựa, thoát vị kèm theo hẹp ống sống.

Trên phim X quang chống chỉ định khi: thoát vị không còn chứa đĩa đệm, tức là nhân nhầy đĩa đệm nằm tự do trong ống sống; thoát vị gây trượt nhẹ đốt sống; viêm hoại tử đĩa đệm vô khuẩn hoặc do lao; chiều cao đĩa đệm thoát vị còn dưới 50% so với đĩa đệm bình thường liền kề.

Ở nước ta chưa có nhiều nghiên cứu và đánh giá về kết quả của phương pháp điều trị bằng sóng radio, cho nên chưa thể nói hết được giá trị của phương pháp này. Chúng tôi xin dẫn chứng trường hợp điều trị bằng sóng radio không kết quả và phải chuyến mo mỏ (bệnh án 3.1).

Bệnh án 3.1: BN Nguyễn Xuân Pb. 31 tuổi, học viên hệ sau đại học, Học viện Quân y. Nhập viện 18/3/2009; xuất viện 02/4/2009; so bệnh án: 427.

Bệnh án được tóm tắt như sau: BN đau dây thần kinh tọa đã 2 năm, đau từng đợt và bệnh tiến triển nặng dần rồi đau lan xuống cẳng chân trái. Chụp CHT và điều trị bằng sóng radio tại TP HCM (xin không nêu tên bệnh viện) tháng 11/2007.

Sau điều trị radio không đỡ, vẫn đau như cũ và xu hướng đau tăng lên. Tháng 7/2008 chụp lại CHT, đĩa đệm L4-L5 không nhỏ đi mà thoát vị nặng hơn (ảnh A, hình 3.3).

Hình 3.3: Hình ảnh TVĐĐ L4-L5 ở BN Nguyễn Xuân Ph.

Ảnh CHT chụp 8/2008 sau làm laser 8 tháng (ảnh A).

Ảnh CHT chụp 02/2009 (ảnh B).

BN ngày một đau tăng, đi tập tễnh chỉ được dăm chục mét phải ngồi nghỉ: cột sống lệch vẹo; ho, hắt hơi đau tăng và lan xuống trái; dấu hiệu Schober 11/10, Lasègue (+) chân trái 20°. Tháng 02/2009 chụp lại CHT, đĩa đệm L4-L5 thoát vị mức độ nặng (ảnh B). BN được phẫu thuật ngày 20/3/2009 và xuất viện ngày 02/4/2009 trong tình trạng hết đau, vận động hai chân tốt, đi lại được, cột sống hết lệch vẹo. Sau hai tháng mô BN tiếp tục làm việc và học tập.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *