Những lần khóc ngất vì đau đít, đi ngoài ra máu… khiến việc đi cầu đã trở thành nỗi ám ảnh đối với rất nhiều trẻ em hiện nay. Không chỉ vậy, táo bón kéo dài còn ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa, khiến trẻ ngày càng còi cọc, biếng ăn… Vậy cứu cánh nào sẽ giúp mẹ giải bài toán khó này? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của các mẹ thông thái trong bài viết sau đây!
Nội dung bài viết
Thử trăm nghìn cách mà con vẫn bị táo hàng tháng trời… Tại sao?
Ai cũng từng một lần bị táo bón trong đời và đều thấy sợ cái cảm giác đau rát, khó chịu ấy! Nhưng với trẻ nhỏ thì nỗi sợ bị táo bón lại càng trở nên ám ảnh hơn.
Chị Huyền Trang (Kiến Xương, Thái Bình) chia sẻ: “Bé Nghé con gái mình vốn bị nóng trong người. Mỗi lần đi vệ sinh, con đều phải rặn nhiều, rất khổ sở. Phân của bé lổn nhổn như phân dê, có khi chảy cả máu tươi. Mỗi lần như vậy là đều sợ hãi, chạy quanh nhà rồi vừa rặn vừa khóc, đòi gọi điện cho bố… Nhìn con rất thương!”
Không chỉ riêng bé Nghé mà rất nhiều trẻ khác cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự như vậy “ăn thì dễ mà ị sao thật khó”. Lo lắng trước tình trạng táo bón của con, các bậc cha mẹ đã áp dụng đủ mọi cách như: uống nhiều nước, ép con ăn nhiều rau xanh và hoa quả; mát xa bụng, dùng thuốc thụt hậu môn… nhưng chẳng cải thiện là bao.
Tuy nhiên, thay vì nóng vội tìm cách trị táo bón cho con, cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân để có hướng chữa trị phù hợp. Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón là gì? Có tới hàng nghìn lý do làm trẻ gặp khó khăn khi đi cầu mà cha mẹ không thể ngờ tới. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:
– Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới táo bón ở trẻ nhỏ. Trẻ lười ăn rau củ, uống ít nước; thích ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm giàu chất béo… Tất cả những thói quen ăn uống này sẽ tác động tới sức khỏe hệ tiêu hóa, khiến phân đặc và rắn hơn, gây táo bón.
– Bệnh lý: Táo bón cũng có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý như phình đại tràng bẩm sinh; suy giáp trạng; hẹp ruột; rối loạn tiêu hóa; cơ thành bụng yếu; sử dụng kháng sinh khi điều trị bệnh đường hô hấp; tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh…
– Sinh hoạt chưa khoa học: Trẻ thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, tập thể dục, thể thao, chạy nhảy, vui chơi… Những thói quen này cũng khiến trẻ dễ bị táo bón hoặc làm mức độ táo trầm trọng hơn.
– Tâm lý: Yếu tố tâm lý có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của hệ tiêu hóa. Đối với trẻ nhỏ, việc nhịn đi ngoài do sợ nhà vệ sinh bẩn, sợ bị la mắng; sợ đau do nứt kẽ hậu môn… Tất cả khiến tình trạng táo bón ngày càng tiến triển nặng hơn.
Và còn rất nhiều nguyên nhân khác tùy vào từng trường hợp cụ thể. Bởi vậy, khi thấy con có biểu hiện táo bón như đi cầu dưới 2 lần/tuần; khuôn phân to, cứng; khóc khi đi ngoài… thì cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để xác định nguyên nhân và chữa trị đúng cách.
Táo bón kéo dài và những hậu quả khôn lường
Những hậu quả trước mắt do táo bón mà bất kỳ cha mẹ nào cũng có thể nhìn thấy đó là tình trạng trẻ sợ đi cầu, thường xuyên quấy khóc và ảnh hưởng tới tâm lý. Tuy nhiên, khi táo bón kéo dài, trẻ sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác mà ít ai ngờ tới:
– Biếng ăn: Khi quan sát thực tế, chúng ta có thể thấy trẻ bị táo bón thường còi, nhẹ cân hơn các bạn cùng trang lứa. Nguyên nhân là do trẻ táo bón thường lười ăn. Táo bón khiến phân bị tích tụ lại, khiến trẻ luôn cảm thấy chướng bụng, đầy hơi. Tình trạng này kéo dài làm trẻ không còn cảm giác ngon miệng trong mỗi bữa ăn và cũng khó tiêu hơn. Vì vậy, trẻ táo bón thường biếng ăn và dễ bị suy dinh dưỡng.
– Giảm sức đề kháng: Táo bón gây biếng ăn và khi cơ thể hấp thu kém, thiếu vi chất sẽ dẫn tới giảm sức đề kháng. Đây là vòng tròn luẩn quẩn mà bất kỳ trẻ bị táo bón nào cũng sẽ gặp phải. Hơn nữa, khi các chất cặn bã không được đào thải ra ngoài thì chúng dễ gây độc, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng miễn dịch của cơ thể
– Viêm ruột thừa: Táo bón càng nặng thì nguy cơ bị viêm ruột thừa lại càng tăng. Do đó, cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để xử lý kịp thời, tránh gây nguy hiểm.
– Bệnh trĩ: Phân ứ đọng, chất cặn bã tích tụ lại trong trực tràng trong thời gian dài dễ gây bệnh trĩ, sa trực tràng. Đáng lo ngại nhất là nguy cơ dẫn tới ung thư trực tràng.
– Tắc ruột: Phân rắn tích trữ trong đại trực tràng kéo dài có thể gây tắc ruột và phải mổ cấp cứu càng sớm càng tốt. Nếu chậm trễ có thể gây nguy hiểm tính mạng.
– Nhiễm độc: Phân ứ đọng trong đại tràng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Các chất độc có thể ngấm, hấp thu vào máu và gây nhiễm độc mạn tính.
– Ung thư hậu môn – trực tràng: Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất do táo bón. Khi mức độ táo bón ngày càng nặng hơn, lượng phân tích tụ trong đại tràng tăng lên, các chất gây ung thư càng có cơ hội phát triển và dẫn tới ung thư hậu môn – trực tràng.
Và còn vô số hậu quả do táo bón gây ra đối với sức khỏe của trẻ nếu cha mẹ chậm trễ trong việc tìm ra giải pháp giúp con sớm thoát khỏi nỗi sợ đi cầu này hoặc xử lý không đúng cách. Vậy làm sao có hướng giải quyết phù hợp, giúp con hết táo bón càng sớm càng tốt?
Chống táo bón cực dễ mà lại an toàn nhờ thảo dược Châu Âu
Nhìn con đau đớn, cha mẹ nào cũng buồn lòng. Mỗi lần đi cầu là một cuộc chiến thấm đẫm nước mắt và nỗi đau của con. Thấy vậy, cha mẹ càng xót xa hơn. Quá lo lắng, nhiều cha mẹ tìm tới sự trợ giúp của thuốc thụt, thuốc làm mềm phân… mà không chú ý tới những hậu quả sau này như mất phản xạ đi cầu tự nhiên, làm niêm mạc trực tràng bị tổn thương… Nỗi lo chồng nỗi lo khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bế tắc trong hành trình chữa trị táo bón cho con.
Đồng hành cùng cha mẹ trong cuộc chiến chống táo bón ở trẻ, các nhà khoa học Italia đã dày công nghiên cứu và đưa ra một công thức toàn diện mang lại hiệu quả cao, đảm bảo an toàn đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fitobimbi Isilax. Đây là một trong những sản phẩm nổi bật thuộc nhóm Fitobimbi – Siro thảo dược Châu Âu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bé yêu do công ty Pharmalife Research (Italia) sản xuất.
Fitobimbi Isilax được chiết xuất 100% từ thảo dược chuẩn hóa Châu Âu bao gồm:
– Chiết xuất cây Manna (Fraxinus ornus)
– Chiết xuất quả Mận (Prunus domestica)
– Chiết xuất quả Táo tây (Malus domestica)
– Chiết xuất cây Cẩm quỳ (Malva sylvestric)
– Inulin và Pectin Táo
Tất cả các thành phần này đều được kiểm định chặt chẽ từ khâu gieo trồng đến thu hoạch và chiết xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, khi sử dụng Fitobimbi Isilax cho con, cha mẹ hoàn toàn yên tâm bởi sản phẩm luôn đảm bảo nguyên tắc 5 KHÔNG đó là:
– KHÔNG chứa chất bảo quản
– KHÔNG chứa chất bảo vệ thực vật
– KHÔNG chứa hoạt chất hóa học
– KHÔNG GMO (Genetically Modified Organism – Thực phẩm biến đổi gen)
– KHÔNG nhiễm nấm mốc, vi khuẩn
Khi nói về tác dụng của Fitobimbi Isilax, chúng ta sẽ thấy một phác đồ toàn diện, tối ưu tác động từ nguyên nhân tới triệu chứng của táo bón bao gồm:
– Cung cấp chất xơ hòa tan từ thiên nhiên, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ.
– Giúp nhuận tràng, giảm ma sát của phân với thành ruột, hạn chế tổn thương thành ruột.
– Làm mềm phân, để phân di chuyển trong lòng ruột dễ dàng
– Hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón, cải thiện tình trạng táo bón; giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
– Bổ sung các vitamin và khoáng chất từ thiên nhiên giúp phục hồi niêm mạc hệ tiêu hóa, giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn chặn táo bón và hạn chế những biến chứng nguy hiểm do bệnh.
Hơn nữa, với hương thơm nhẹ nhàng từ thiên nhiên, vị ngọt thảo dược dễ uống nên Fitobimbi Isilax được trẻ nhỏ rất yêu thích. Mẹ có thể cho con uống trực tiếp hoặc pha cùng nước lọc hoặc đồ uống khác.
Hơn 20 năm có mặt trên thị trường, thực tế đã chứng minh hiệu quả ưu việt của Fitobimbi Isilax đối với tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ. Hàng triệu trẻ em ở gần 60 quốc gia trên thế giới đã hết táo bón, ăn ngoan và phát triển tốt. Tại Việt Nam, Fitobimbi Isilax cũng là cái tên siêu “hot” được hàng nghìn bà mẹ tìm đến để giải cứu con khỏi những khó chịu, đau đớn do táo bón.
Cụ thể như trường hợp của bé Nghé (con gái chị Trang, Thái Bình) đã không phải rặn nhiều, phân mềm hơn và đi cầu dễ dàng sau khi uống hết 2 lọ Fitobimbi Isilax. Bé Nghé bị táo bón kéo dài nên chị Trang đã kiên trì cho con uống Fitobimbi Isilax theo đủ liệu trình. Uống đủ liệu trình, bé Nghé đã khỏi hẳn táo bón, đi ngoài bình thường. Bé ăn ngoan, ngủ ngon và tăng cân đều.
Không chỉ bé Nghé mà còn rất nhiều trường hợp khác đã hết hẳn táo bón nhờ sử dụng Fitobimbi Isilax. Hãy lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm của các mẹ thông thái trong video sau đây!
Táo bón không thể tự hết trong thời gian ngắn và trẻ luôn cần cha mẹ ở bên trong cuộc chiến này. Để giúp con thoát khỏi nỗi khổ sở đó, cha mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ cung cấp đủ chất xơ, uống đủ nước và tăng cường vận động thể chất. Và đừng quên nhờ tới sự hỗ trợ từ vệ sĩ Fitobimbi Isilax mỗi ngày để giúp trẻ hết táo bón và tiêu hóa khỏe mạnh mẹ nhé!