Theo lý luận y học cổ truyền thì có ba nguyên chính dẫn đến đau dây thần kinh toạ là: phong tà, thấp tà, và hàn tà. Khi cơ thể gặp vấn đề về bệnh lý kéo theo khí huyết không thông làm người bệnh đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và làm sao để giải quyết được nó, chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Nội dung bài viết
Đau dây thần kinh toạ là gì?
Đau dây thần kinh tọa là một bệnh đặc thù bởi triệu chứng đau dọc từ thắt lưng xuống mông đùi cẳng chân và bàn chân. Sự đau đớn này có thể đi từ đằng sau, bên ngoài hoặc ở phía trước chân. Cơn đau thường ập đến sau các hoạt động như bưng bê vật nặng, mặc dù nó cũng có thể tới từ từ.
Thông thường, triệu chứng chỉ ở một bên thân thể. Tuy nhiên, một số nguyên nhân nhất định có thể gây ra đau ở cả hai bên. Đôi lúc có thể kèm theo đau lưng dưới nhưng không phải luôn luôn. Có thể gặp triệu chứng yếu hoặc tê ở những phần khác nhau của cẳng và ban chân bị ảnh hưởng.
Những triệu chứng bệnh nhân có thể gặp phải
Đau thần kinh toạ chỉ đau ở vùng dây thần kinh toạ chạy qua và trong vùng mà nó phân bố, là một dạng bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp, nó có thể phân tách thành hai loại là đau cuống thần kinh toạ và đau thần kinh toạ. Trường hợp thứ nhất do bệnh cột sống gây ra như thoát vị đĩa đệm, u xương. trường hợp thứ hai thường do chứng viêm thần kinh toạ gây ra, bệnh phát tương đối nhanh.
Khi đứng thẳng, người hơi ngả về bên không bị đau, chân bên bị đau hơi bị cong ở chỗ khớp háng và đau đầu gối, gót chân không chạm đất. khi ngủ nằm nghiêng về bên không bị đau, thấy bên chân không bị đau chỗ khớp háng và đầu gối hơi cong
Thường bắt đầu từ mông háng, sau đó lan xuống mé sau đùi, khoeo chân, mé ngoài cẳng chân rồi lan xuống mé ngoài mu bàn chân. Khi ho, dùng lực, gập lưng hoặc cử động mạnh càng nặng hơn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau thần kinh toạ
Bệnh thần kinh tọa được gây ra bởi sự kích ứng dây thần kinh. Bất cứ điều gì gây kích thích dây thần kinh này có thể gây ra đau, từ nhẹ đến nặng. Dây thần kinh tọa có thể bị tổn thương vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau, trong đó chủ yếu xuất phát từ các vấn đề cột sống thắt lưng.
Thông thường, thuật ngữ “đau thần kinh tọa” bị lẫn lộn với đau lưng nói chung. Tuy nhiên, cơn đau dây thần kinh tọa không chỉ giới hạn ở lưng. Thần kinh tọa là dây thần kinh dài và rộng nhất trong cơ thể người. Nó chạy từ thắt lưng, qua mông, đầu gối và xuống chân gây tê bì bàn.
Bệnh nhân đau thần kinh tọa phần lớn là người cao tuổi, người bị tiểu đường lâu năm và người béo phì.
Các nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này là:
Thoát vị đĩa đệm: đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiên tượng đau dây thần kinh toạ, địa đệm ở giữa hai đốt sống bị phình, trật ra ngoài bao sơ và chèn ép vào dây thần kinh gây ra hiện tượng kích thích gây ra hiện tượng đau dây thần kinh toạ.
Hẹp cột sống: khi cột sống thoái hoá lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng hẹp ống tuỷ sống, tình trạng này gây sức ép tạo áp lực lên vùng thắt lưng đặc biệt là thần kinh toạ và thần kinh hông, thường gặp ở những người ngoài 60.
U cột sống: khi cột sống hay dây thần kinh xuất hiện những khối u bất thường, sẽ tạo áp lực gây chèn ép các rễ thần kinh cột sống, nếu xảy ra ở vùng thắt lưng sẽ gây tổn hại đến dây thần kinh toạ.
Chấn thương cột sống: chấn thương cột sống vùng thắt lưng do tai nạn, té ngã, va đập mạnh có thể khiến cột sống bị viêm nhiễm, xương rạn nứt, gãy vỡ,…. tác động lên dây thần kinh toạ
Một số lý do khác như: áp lực mang thai, biến chứng tiểu đường, táo bón tim mạch cảm cúm, …. đều có thể là nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh toạ.
Biến chứng của đau dây thần kinh toạ gây ra
Đau dây thần kinh toạ nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển biến sấu đi, tần xuất số cơn đau sẽ xuất hiện nhiều, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động và làm việc thường ngày. Các cơn đau kéo dài sẽ bắt đầu xuất hiện khiến người bệnh có thể mất ngủ, mệt mỏi, dễ cáu gắt, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nghiêm trọng.
Biến chứng nguy hiểm nhất của đau dây thần kinh toạ là mất cảm giác dẫn đến liệt. Ban đầu người bệnh sẽ đau nhức tê bì, sau đó bệnh nhân thấy hiện tượng này lan xuống mông đùi và cẳng chân cũng như làm mất dần cảm giác, và dần dần sẽ kéo theo hiện tượng liệt và teo cơ. Hiện tượng này có thể kéo theo những tình trạng khác như bệnh nhân không tự chủ đại tiểu tiện, vẹo đốt sống, mở bàng quang, tàn phế,…
Phương pháp điều trị để cải thiện tình trạng này?
Điều trị chứng đau thần kinh tọa mãn tính thường liên quan đến việc kết hợp nhiều các biện pháp: Vật lý trị liệu ( xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống, điện sinh học,…), thuốc chữa bệnh (tân dược hoặc thuốc Nam), các bài tập thể dục như đi bộ, yoga, taichi…Phẫu thuật có thể là một lựa chọn nếu các phương pháp điều trị trên. Tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh đau dây thần kinh tọa, một bác sĩ cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích của phẫu thuật quyết định có nên phẫu thuật hay không. Nhưng tốt nhất nên sử dụng các phương pháp dưỡng sinh, như khí công, yoga, xoa bóp bấm huyệt vì khi sử dụng những phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả về lâu dài, và ít có khả năng gây biến chứng hay tác dụng phụ.
Bệnh nhân nên phòng và điều trị sớm từ giai đoạn đầu của bệnh bằng phương pháp vật lý trị liệu tổng hợp gồm 3 phương pháp: Xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống, điện sinh học DDS. Kết hợp với ăn uống sinh hoạt thường ngày phù hợp để cải thiện tình trạng này mà không cần dùng đến thuốc, nhằm tránh những tác dụng phụ do thuốc gây ra và cải thiện cũng như ngăn ngừa biến chứng của bệnh về sau.