Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng là một vấn đề phổ biến mà hầu hết mọi người sẽ gặp phải vào một thời điểm nào đó trong đời. Về bản chất, triệu chứng này có thể chỉ là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải bắt đầu thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình kĩ càng hơn. Tuy nhiên, chảy máu chân răng có thể là một triệu chứng của các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Vậy, nguyên nhân nào gây chảy máu chân răng và làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng này? Hãy lắng nghe giải đáp của Vật Lý Trị Liệu.

 

Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Hầu hết Chúng ta đều quen thuộc với chảy máu nướu răng, nó thường xảy đến nhất khi Chúng ta đánh răng. Mặc dù vậy, chảy máu nướu răng không bình thường. Chúng là dấu hiệu đầu tiên của các bệnh lý về nướu như: viêm lợi, viêm nha chu, tụt lợi… Đôi khi, chúng cũng có thể là dấu hiệu của một số tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn như bệnh bạch cầu hoặc thiếu vitamin C.

10 nguyên nhân gây chảy máu chân răng?

Hiểu được nguyên nhân chính gây chảy máu nướu răng có thể giúp điều trị và chữa khỏi tình trạng này. Dưới đây là 10 lý do khiến chân răng của bạn bị chảy máu:

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Viêm lợi

Viêm lợi là giai đoạn đầu của bệnh viêm nha chu. Các triệu chứng bao gồm lợi mềm và sưng lợi, trong một số trường hợp, lợi bị chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

Viêm lợi xảy ra khi các mảng bám dọc theo đường nướu của bạn không được loại bỏ đúng cách. Mảng bám dính này sinh ra đủ loại vi khuẩn khó chịu lây nhiễm vào lợi, gây chảy máu và ê buốt.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh

Một nguyên nhân khác có thể gây chảy máu nướu răng là do thuốc làm loãng máu. Thuốc làm loãng máu làm giảm khả năng đông máu để điều trị bệnh tim, nhưng điều này cũng có nghĩa là những kích thích nhỏ có thể gây chảy máu, kể cả chảy máu chân răng.

Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng

Đôi khi, chân răng của bạn có thể bị chảy máu khi bạn thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng. Một ví dụ phổ biến của điều này là khi bạn quên dùng chỉ nha khoa trong một thời gian, sau đó bắt đầu dùng chỉ nha khoa trở lại. Một ví dụ khác là khi bạn thay bàn chải đánh răng mới có thể hơi cứng hơn bàn chải đánh răng cũ của bạn. Trong cả hai trường hợp, nướu của bạn sẽ ngừng chảy máu trong vòng một tuần sau khi chúng đã thích nghi với những thay đổi mới.

Răng giả không phù hợp

Nếu bạn đeo răng giả, điều cực kỳ quan trọng là phải đảm bảo rằng chúng vừa khít. Khi răng giả không vừa vặn, chúng sẽ thường di chuyển xung quanh bên trong miệng. Điều này làm cho răng giả cọ xát vào nướu, có thể dẫn đến chảy máu.

Viêm nướu khi mang thai

Hormone tăng trong thời kỳ mang thai làm tăng lưu lượng máu đến lợi, khiến chúng trở nên nhạy cảm hơn với mảng bám và vi khuẩn. Do đó, điều này thường dẫn đến lợi mềm và chảy máu trong quá trình đánh răng. Viêm lợi khi mangthai và bất kỳ hiện tượng chảy máu chân răng nào liên quan thường chấm dứt sau khi sinh.

Thói quen vệ sinh răng miệng kém

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng ngay cả việc vệ sinh răng miệng sai cách cũng có thể gây chảy máu chân răng. Không ít người tin rằng chải răng nhiều hơn, mạnh hơn sẽ làm cho răng sạch hơn, nhưng đây là một sai lầm nghiêm trọng. Bởi lẽ, khi bạn chải quá mạnh, men răng dễ bị bào mòn hơn, trong khi nướu sẽ bị tổn thương gây chảy máu.

Chú ý đến tình trạng bàn chải đánh răng của bạn để xác định khi nào bạn chải quá mạnh. Sử dụng quá nhiều áp lực có thể khiến lông bàn chải bị cong hoặc sờn.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Sự thiếu hụt vitamin có thể làm cho nướu răng dễ bị chảy máu hơn. Nếu chế độ ăn uống hàng ngày của bạn không có đủ lượng vitamin C hoặc vitamin K, bạn có thể thấy rằng chân răng của bạn bắt đầu chảy máu thường xuyên hơn.

Khớp cắn lệch

Nếu răng của bạn không thẳng hàng, khớp cắn của 2 hàm sẽ bị lệch, đây là một nguyên nhân khác có thể gây chảy máu chân răng. Bởi lẽ, việc khớp cắn lệch gây tác động vào những vị trí sai khi bạn cắn xuống hoặc nghiến răng. Lực phá hủy này không chỉ ảnh hưởng đến răng mà còn đến các mô và xương hàm. Nghiêm trọng hơn, lợi sẽ bị tụt lại và xương hàm bị thoái hóa nếu áp lực lặp đi lặp lại ở một vị trí.

Căng thẳng, mệt mỏi

Sống trong tình trạng căng thẳng, lo âu và mệt mỏi thường xuyên sẽ làm tổn hại đến hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn khó tránh khỏi bất kỳ vấn đề nào, bao gồm chảy máu chân răng và các bệnh lý về nướu khác.

Căng thẳng cũng gây ra tình trạng viêm mạch màu, làm phá vỡ các mô mềm trong khoang miệng, từ đó làm chậm quá trình chữa lành lợi bị chảy máu.

Hút thuốc lá

Dù là hút thuốc lá hay vaping thì chúng đều làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe răng miệng, bao gồm cả các bệnh về nước và chảy máu chân răng. Một khi bạn bị chảy máu chân răng, vi khuẩn nguy hiểm bị mắc kẹt giữa răng và đường viền nướu có thể xâm nhập vào máu, gây ra các biến chứng nặng hơn.

Phải làm gì khi chảy máu chân răng?

Khi tình trạng nhẹ có thể áp dụng các cách trị chảy máu chân răng tại nhà bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách. Mặc dù chảy máu khi đánh răng có thể khiến bạn lo lắng, nhưng điều quan trọng là bạn vẫn phải chải kỹ bằng bàn chải đánh răng lông mềm đầu nhỏ.

Luôn chải răng 2 lần/ngày, và dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày  hoặc giữa các bữa ăn. Điều quan trọng là, nếu bất kỳ vùng nào trong miệng của bạn bị chảy máu, bạn cần phải tập trung vào đó nhiều hơn để loại bỏ vi khuẩn.

Nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn cũng có thể giúp loại bỏ các mảnh vụn hoặc mảng bám dư thừa trên răng và ngăn ngừa sự phát triển của viêm lợi.

Đối với chế độ ăn uống, các nha kĩ khuyên bạn nên ăn nhiều trái cây và rau, cùng với canxi, vitamin C, vitamin D và magiê là những thành phần quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, bạn cần làm giảm lượng đường hàng ngày, việc này giúp giảm mảng bám và vi khuẩn.

Nếu tình trạng chảy máu chân răng vẫn diễn ra nghiêm trọng, bạn cần đến các cơ sở y tến để được tham khám bởi bác sỹ chuyên khoa răng – hàm – mặt.

Lời kết

Chảy máu chân răng không chỉ là dấu hiệu của các bệnh lý về răng miệng mà còn là dấu hiệu của những mỗi lo ngại nghiệm trọng khác.Tìm hiểu và loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây chảy máu chân răng là điều cơ bản để có được sức khỏe răng miệng tốt. Bạn càng kiểm soát nó sớm, bạn sẽ càng ít phải điều trị can thiệp và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *