Thoái hoá cột sống là bệnh thường gặp nhiều ở người cao tuổi. Bệnh này đi theo độ tuổi và gây ra rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như mang lại những biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Bệnh này tuy không điều trị dứt điểm được vì là bệnh tuổi già nhưng chúng ta vẫn phải điều trị để ngăn ngừa biến chứng xảy ra và cải thiện tình trạng hiện tại giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và tránh những phiền toái do bệnh này gây ra.
Nội dung bài viết
Thoái hoá cột sống là gì?
Là tình trạng cột sống bị lão hóa do thời gian khi cơ thể già đi hoặc do chính các đốt sống tự bị thoái hóa sớm trong quá trình ăn uống sinh hoạt thường ngày ảnh hưởng lên cột sống trong thời gian dài.
Bệnh thoái hóa cột sống gây ra những cơn đau nhức, tê bì có thể dẫn đến bị viêm khớp và mọc gai tại những đốt sống bị thoái hóa. Cùng với sự thoái hóa đốt sống, đĩa đệm ở các đốt cũng có khả năng bị thoái hóa hoặc phình ra, điều này có thể sẽ dẫn tới việc chèn ép sang tuỷ sống, các rễ dây thần kinh (biểu hiện đau dây thần kinh tọa). Cơn đau có thể kéo dài đến và lan rộng ra nhiều vùng và các bộ phận trên cơ thể.
Các biến chứng có thể xảy ra nghiêm trọng như tê bì chân tay, mất cảm giác, teo cơ, đi lại khó khăn, thậm chí tàn phế. Khi tình trạng trở nên nặng hơn, người mắc bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong vận động hàng ngày và tâm lý cũng trở nên nặng nề, mệt mỏi.
Nguyên nhân gây ra thoái hoá
Khi bạn già đi, xương và dây chằng ở cột sống trở nên yếu, dẫn đến tình trạng gai cột sống (viêm xương khớp). Các đĩa đệm bị thoái hóa và suy yếu, gây ra thoát vị đĩa đệm và lồi đĩa đệm. Kết quả là bạn có thể gặp phải một số triệu chứng của thoái hóa cột sống.
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống, chẳng hạn như:
Tuổi tác : Các triệu chứng thường xuất hiện lần đầu trong độ tuổi từ 20 và 50. Hơn 80% người trên 40 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh thoái hóa cột sống sau khi chụp X-quang.
Giới tính: Đối với những người dưới 45 tuổi, viêm xương khớp xuất hiện nhiều hơn ở nam giới. Sau 45 tuổi, viêm xương khớp xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ
Thừa cân
Chấn thương hoặc chấn thương khớp
Những người làm việc hoặc hoạt động thể lực có tác động lên các khớp nhất định
Triệu chứng của thoái hoá cột sống
Triệu chứng thoái hóa cột sống dễ nhận thấy nhất là những cơn đau xuất hiện rất thường xuyên và âm ỉ kéo dài từ ngày này qua ngày khác và chủ yếu là đau ở vùng cổ gáy và thắt lưng.Người bệnh sẽ luôn có cảm giác cực kì khó chịu kèm theo đó là ăn không ngon, ngủ không yên, sút cân, làm việc không hiệu quả.
Có nhiều người bị những cơn đau cấp tính ập đến làm đau nhức và lan cả sang vùng khác như hông, đùi, vai, thần kinh tọa đến mức không thể đi lại, di chuyển lâu được.
Những người bệnh sẽ phải chịu cơn đau từ gáy lan ra tai, cổ , ảnh hưởng đến tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, hoặc có thể đau gáy lan xuống vai, cánh tay một bên đôi khi cả hai bên cánh tay.
Cột sống cổ lúc này sẽ bị mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa đệm liên đốt, biến dạng ở thân đốt và xuất hiện các gai xương. Lúc này sẽ làm cho người bệnh bị hạn chế cử động , bị cứng vùng cổ gáy.
Đối với những người bị thoái hóa cột sống cổ thì sẽ có các triệu chứng như nấc, ngáp, chóng mặt.
Đối với những trường hợp nghiêm trọng thì có thể ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh liên chi. Nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến bại liệt, teo cơ.
Làm như thế nào để phòng và điều trị?
Các phương pháp điều trị:
Theo y học cổ truyền, thoái hóa cột sống là do tạng can và tạng thận suy yếu, can chủ cân, thận chủ cốt tủy nên gây khí huyết không lưu, không nuôi dưỡng được cân cơ mà gây đau mỏi. Dựa trên lý luận y học cổ truyền về tình trạng huyết ứ mà có nhiều phương pháp điều trị. Vật lý trị liệu là phương pháp gây các kích thích tác động lên hệ kinh lạc giúp lưu thông khí huyết, giảm áp lực cột sống tạo không gian hoạt động cho đĩa đệm và giảm sự chèn ép lên nó.
- Phương pháp điện sinh học DDS
- Điện sinh học là một loại điện năng tồn tại sẵn có trong cơ thể con người. “Các nhà khoa học đã đo được trong mỗi tế bào não có một dòng điện khoảng 90 milivôn, và với 15-18 tỷ tế bào não, ta sẽ có một dòng điện cực mạnh.”
- ” Theo y học cổ truyền: Cuốn Nội kinh có viết: thông tắc bất thống, thống tắc bất thông”. Tức là khí huyết trong kinh lạc vận hành bình thường thì không đau, khí huyết tắc nghẽn ứ trệ thì gây đau. Vậy phương pháp điện sinh học DDS là phương pháp đưa dòng điện bên ngoài có tần số thấp hơn hoặc bằng với tần số điện sinh học của cơ thể con người tác động lên huyệt đạo, tế bào tạo nên các xung động kích thích nhằm khơi thông kinh lạc, giúp cơ thể thông suốt, tuần hoàn không bị tắc nghẽn, đạt được mục đích “thông tắc bất thống, thống tắc bất thông”. Dòng điện sinh học sau khi thẩm thấu vào cơ thể gây ra các kích thích lên tế bào giúp cải thiện niêm mạc tế bào, điều chỉnh cân bằng điện thế của cơ thể. Tăng khả năng mẫn cảm, trương lực cơ tăng, giảm đau, giảm co thắt, tăng tuần hoàn máu, tăng dinh dưỡng chuyển hóa của các cơ quan tổ chức nằm tại nơi có dòng điện đi qua.
- Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp chữa trị trong đông y bằng cách tạo ra một loại kích thích vật lý lên da thịt và lớp cơ gây nên những thay đổi về thần kinh cảm giác từ đó mà ảnh hưởng ra toàn thân.
- Xoa bóp bấm huyệt có thể gây nên thay đổi điện não bằng việc kích thích nhẹ nhàng hoặc kích thích mạnh tạo nên các cảm giác hưng phấn hoặc ức chế khác nhau. Việc kích thích như vậy làm ảnh hưởng đến chất nội tiết được bài tiết qua da khi xoa bóp và tuần hoàn máu, hệ thần kinh cảm giác dưới da. Tác động lên các lớp cơ làm tăng khả năng làm việc, bên bỉ và phục hồi chức năng cho các lớp cơ này, làm dãn các thớ cơ co cứng, tăng tính đàn hồi dây chằng, thúc đẩy tiết dịch ở các khớp.
- Phương pháp tác động cột sống là một phương pháp mới phổ biến trong những năm gần đây, do lương y Nguyễn Tham Tán xây dựng lên nhằm chẩn và trị bệnh. Phương pháp này là một phương pháp sử dụng phần mềm của đầu ngón tay tác động nhu thuật để phát hiện những điểm bất thường để phục hồi lại.
- Phương pháp này tạo ra các kích thích lên hệ thần kinh thực vật và thần kinh động vật giúp cơ thể tự điều chỉnh giải tỏa ổ bệnh, lưu thông khí huyết.
Phòng bệnh:
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc thoái hóa cột sống là một trong những yếu tố tối quan trọng, do đó các bạn hãy ăn các bữa ăn có đầy đủ chất để xương cứng cáp và hồi phục một cách nhanh chóng như thịt ,cá, trứng, sữa, tôm, cua có chứa maggie, canxi…
Hạn chế ăn các loại thức ăn có nhiều đường, bột, đồ ăn quá mặn, không sử dụng rượu bia, thuốc lá, uống ít nhất một ngày 1 lít nước.
Ăn nhiều trái cây, và sử dụng các loại nước ép táo, cam, chanh, bưởi. Ngoài ra, các bạn cũng nên ăn nhiều rau như: rau muống, rau dền, bắp cải, giá…
Vật Lý trị liệu trong phòng bệnh: không chỉ dùng trong điều trị bệnh, vật lí trị liệu còn có thể giúp phòng tránh tình trạng thoái hoá. Nó có cơ chế kích thích cơ thể sản sinh ra tế bào gốc mới làm chậm quá trình lão hoá và thoái hoá của cơ thể, đồng thời giúp cơ thể thư giãn và ngăn ngừa được một số bệnh khác.