Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu là điều vô cùng cần thiết. Bởi nó ảnh hưởng đến quá trình phát triển của em bé từ não bộ đến cân nặng. Vì vậy, sản phụ cần phải cực kỳ quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai. Vậy thực phẩm nào không tốt cho mẹ bầu và em bé? Và mẹ bầu nên bổ sung những loại thực phẩm nào? Tất cả sẽ có trong bài viết này của chúng tôi, cùng theo dõi nhé.
Nội dung bài viết
Mang thai 3 tháng đầu nên kiêng ăn gì?
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn em bé bắt đầu hình thành các cơ quan và não bộ cho nên đây là thời kỳ quan trọng nhất của thai nhi. Vì thế, chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu là yếu tố tác động trực tiếp tới cân nặng cũng như sự phát triển của trẻ sau này. Hơn nữa, 3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm, mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều tình trạng nguy hiểm như thai chết lưu, sảy thai cho nên cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng ở thời kỳ này.
Một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến sự hình thành của thai nhi. Dưới đây là một số những thực phẩm được khuyến cáo không nên sử dụng đối với mẹ bầu:
- Rau mầm: Trong rau mầm chứa nhiều vi khuẩn bên trong và khó có thể rửa sạch. Vi khuẩn trong rau mầm xâm nhập vào cơ thể của mẹ có thể gây dị dạng cho thai nhi. Nếu có sử dụng hãy đảm bảo rau mầm đã được nấu chín hoặc tiệt trùng sạch sẽ.
- Đồ muối chua: Các loại đồ chua như cà muối, dưa muối…thường được để lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Khi xâm nhập vào mẹ cũng làm cản trở sự phát triển của con.
- Hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao: Mặc dù hải sản chứa rất nhiều protein, tuy nhiên có một số loại cá lớn như cá ngừ, cá kiếm, cá kình, cá thu vua…chứa hàm lượng thủy ngân cao và có thể gây độc cho em bé. Vì thủy ngân là một kim loại nặng, có thể làm giảm sự phát triển của trẻ nhỏ và ảnh hưởng đến não bộ cũng như thị giác của trẻ sau này.
- Các loại đồ uống: Trà thảo mộc, nước tăng lực, soda, đồ uống có ga, có cồn, cà phê,… không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở trẻ và tỷ lệ sảy thai cũng sẽ cao hơn mức bình thường.
- Thực phẩm sống: Trong thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn gây ngộ độc hoặc nhiễm trùng. Nếu trong 3 tháng đầu, sản phụ ăn hải sản hay thịt sống như hun khói, đông lạnh, nem chua, sushi, cá hồi sống, thịt ủ chua…có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn có độc đồng thời ảnh hưởng đến em bé.
Bên cạnh những thực phẩm kể trên thì có một số loại rau củ mà mẹ bầu nên tránh chẳng hạn như: rau răm, củ dền, rau ngót…Vì đây là những thực phẩm chứa những chất làm tử cung co bóp mạnh hơn, từ đó mà làm tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu.
Mang thai 6 tháng cuối nên kiêng ăn gì?
6 tháng cuối là giai đoạn thai nhi đã ổn định, mẹ bầu cần tập trung để con phát triển cân nặng và xương chắc khỏe. Đây là thời kỳ mẹ bầu gần như vượt qua tình trạng ốm nghén nên sẽ ăn ngon miệng hơn. Thai phụ sẽ xuất hiện những cơn đói dữ dội và chưa từng gặp ở trước đây. Cho nên, 6 tháng cuối, mẹ bầu cần có chế độ ăn khoa học và hợp lý để phòng tránh những rủi ro sau này như rối loạn đường huyết, tăng huyết áp gây tiền sản giật. Dưới đây là một số thực phẩm thai phụ không nên ăn ở giai đoạn 6 tháng cuối:
- Đồ ngọt: Nếu ăn đồ ngọt nhiều sẽ làm cho đường máu tăng cao khi đó thận phải làm việc quá tải và có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm khả năng đề kháng dễ mắc bệnh và nhiễm virus. Tuy nhiên vẫn sử dụng 1 lượng vừa phải để đáp ứng nhu cầu hằng ngày của cơ thể.
- Đồ quá mặn: Nếu ăn đồ ăn quá mặn thai phụ sẽ có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiễm độc cho thai nhi. Để đảm bảo sức khỏe trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu nên ăn khoảng 6g muối/ngày.
- Gan động vật: Mặc dù gan động vật là thực phẩm chứa nhiều sắt và vitamin A, nhưng trong quá trình mang thai, thai phụ đã được bổ sung sắt và hấp thụ vitamin A từ các loại vitamin tổng hợp. Cho nên nếu thường xuyên ăn gan động vật sẽ làm dư thừa lượng sắt và vitamin A gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí là dị dạng thai nhi.
- Caffeine: Lượng caffeine cao có liên quan đến tình trạng bồn chồn và khó ngủ ở trẻ sơ sinh. Người mẹ hấp thụ caffeine sẽ làm tăng nhịp tim của thai nhi. Ngoài ra, vì hệ thống giải độc của thai nhi chưa phát triển nên caffeine sẽ ở trong hệ thống của trẻ lâu hơn so với thời kỳ trưởng thành.
- Đậu nành: Phytoestrogen là các hợp chất được tìm thấy trong đậu nành và một số loại thảo mộc được sử dụng để tăng cường khả năng sinh sản. Phytoestrogen đảm nhận vai trò của estrogen tự nhiên và liên kết với các thụ thể estrogen. Điều này làm cho nó trở thành một bổ sung hữu ích cho phụ nữ đang cố gắng thụ thai. Tuy nhiên, nếu bạn đã mang thai, những hormone giả này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của não bộ, cơ quan sinh dục và hệ thống miễn dịch của thai nhi.
- Thức ăn nhanh: Rất nhiều bà bầu thèm đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ khi mang thai. Hầu hết mọi người, bất kể họ có đang mang thai hay không, đều cảm thấy thèm đồ ăn nhanh một cách đột ngột. Lượng calo cao trong thức ăn nhanh có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến và giảm nhanh. Những biểu hiện thái quá này có thể gây ra tình trạng cáu gắt, mệt mỏi, về lâu dài sẽ làm suy giảm các cơ quan quan trọng.
- Trứng sống: Đây là thực phẩm tuyệt đối không nên đối với phụ nữ mang thai. Trứng sống có chứa vi khuẩn salmonella có thể gây ra các vấn đề cho bạn và thai nhi. Do đó, hãy đảm bảo rằng trứng của bạn đã được nấu chín trước khi sử dụng.
- Phô mai mềm: Các loại pho mát mềm như brie và camembert cũng nên tránh vì chúng có thể gây nhiễm khuẩn listeria, có thể gây tử vong cho cả mẹ và con.
Những thực phẩm mà sản phụ được khuyên dùng
Để trẻ được hình thành và phát triển tốt nhất, người mẹ cần bổ sung vào mỗi bữa ăn đầy đủ các chất như protein, vitamin, khoáng chất, canxi, carbohydrate, kẽm, sắt,..Nên ăn những thực phẩm dưới đây, để em bé của bạn được mạnh khỏe trong suốt quá trình mang thai:
- Các loại rau giàu axit folic và sắt như rau bina, rau chân vịt, bông cải xanh, ớt chuông, măng tây…
- Ăn các loại quả mọng nhiều màu sắc như cam, quýt, nho, cà chua, bưởi…
- Các loại hải sản chứa hàm lượng thủy ngân thấp: tôm, cá da trơn, cá nước ngọt, cá hồi…
- Các loại sữa đã tiệt trùng và các chế phẩm từ sữa
- Các loại ngũ cốc như yến mạch, ngô, khoai lang, gạo lứt, lúa mạch
- Các loại hạt như óc chó, macca, hướng dương, hạt điều…
- Các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng, đậu bắp…
- Các loại thịt phải đảm bảo nấu chín, trứng chín
- Uống nhiều nước mỗi ngày, cụ thể là 2 lít nước.
Bên cạnh đó, thai phụ có thể dùng thêm các thực phẩm bổ sung như vitamin hay các chất khác, tuy nhiên cần theo sự chỉ định của bác sĩ, để tránh trường hợp dư thừa hoặc thiếu hụt bất kể một chất dinh dưỡng nào đó.
Một số lưu ý khi mang thai tháng đầu tiên
Dưới đây là một số điều liên quan đến việc ăn uống mà mẹ bầu cần lưu ý trong suốt thời kỳ mang thai:
- Cần hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung về liều lượng vitamin và axit folic nếu như trước khi mang thai bạn chưa từng sử dụng.
- Hỏi ý kiến bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để biết lượng thực phẩm bạn nên nạp vào cơ thể là bao nhiêu, những loại thực phẩm nào mà bạn nên ưu tiên cũng như hạn chế. Vì ăn quá nhiều hay quá ít đều gây tác động xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Bạn nên ăn trái cây, các loại hạt tốt cho bà bầu thay cho các món ăn vặt không lành mạnh.
- Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh và đảm bảo vệ sinh cũng như tránh xa đồ ăn chưa nấu chín.
- Uống đủ nước, ít nhất 2 lít nước/1 ngày, đặc biệt đối với mẹ bầu bị nghén nhiều, ói nhiều, thì lại phải uống bù nước nhiều hơn để giữ cơ thể khỏe mạnh..
- Nên kết hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng là những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ để em bé được phát triển tốt nhất.
Tạm kết
Trên đây là những thông tin về những loại thực phẩm mà phụ nữ nên tránh khi mang thai và một số gợi ý về những thực phẩm có lợi cho cả mẹ và bé. Hi vọng bạn có thể lựa chọn mình những thực phẩm an toàn, dinh dưỡng để em bé khỏe mạnh. Bởi vì, một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp một bà mẹ khỏe mạnh, và một bà mẹ khỏe mạnh sẽ tạo ra một đứa trẻ mạnh mẽ.