3 Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh [LỜI KHUYÊN]

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ. Nó thường kéo dài khoảng 5 – 7 ngày. Đây là thời gian mà chị em cảm thấy khó chịu nhất bởi những cơn đau bụng âm ỉ, căng tức vùng bụng dưới và đau lưng. Một số người ở mức độ nhẹ thì không nói làm gì. Nhưng nhiều người phải khốn khổ vì điều này do tình trạng đau quá nhiều. Vậy phải làm gì để có thể giảm đau. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn 3 tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả cùng một số mẹo vặt khác:

Phân loại mức độ đau bụng kinh ở phụ nữ

Đau bụng kinh là một hiện tượng đau bụng thường xảy ra vào những ngày hành kinh của chị em phụ nữ. Mặc dù là một hiện tượng bình thường nhưng mức độ đau của mỗi người là khác nhau và nó có thể gây ra những rắc rối cho họ mỗi khi ngày “đèn đỏ” tới. Dưới đây là các mức độ đau phổ biến:

  • Mức độ đau nhẹ: Mức độ đau này là nhẹ nhất. Các chị em sẽ thấy gần đến ngày hành kinh thì vụng bụng dưới căng tức, nặng và đau âm ỉ. Ngoài ra thì vùng thắt lưng cũng có đau và mỏi ít. Các triệu chứng này chỉ diễn ra khoảng 2 – 3 ngày đầu tiên của chu kì kinh, không phải sử dụng thuốc giảm đau.
  • Mức độ đau trung bình: Mức độ này nặng hơn so với trước. Bụng dưới cũng căng tức nặng kèm theo đau mỏi thắt lưng nhiều hơn. Họ thấy mệt mỏi và không muốn hoạt động nhiều. Có thể kèm theo các triệu chứng khác như đi phân ướt, buồn nôn, nôn, chân tay lạnh, bủn rủn… Có thể sử dụng một số mẹo giảm đau như chườm ấm, massage… để giảm đau.Thường thì không phải dùng thuốc, khi sạch kinh thì sẽ trở lại bình thường.
  • Mức độ đau nguy hiểm: Đây là mức độ nặng nhất. Các cơn đau bụng hay đau lưng hành hạ chị em trong suốt những ngày ra kinh mọt cách dữ dội. Đau quặn thắt không chịu được phải nhờ đến thuốc giảm đau. Kèm theo các triệu chứng khác như mặt tái xanh, chân tay bủn rủn, ra mồ hôi nhiều, nôn ói, buồn nôn, đau tưởng như sắp ngất đi… Một số chị em thuốc giảm đau cũng không có tác dụng thì cần đến cơ sở y tế khám và tìm ra nguyên nhân.
Đau bụng kinh là hiện tượng thường thấy của nhiều chị em khi đến tháng
Đau bụng kinh là hiện tượng thường thấy của nhiều chị em khi đến tháng

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng ở phụ nữ khi tới tháng

Hiện tượng chảy máu âm đạo trong kì kinh nguyệt thực chất là do bong niêm mạc tử cung ra sau khi lượng hormon Estrogen và Progesterol giảm tiết đột ngột. Đến tháng có những phụ nữ trôi qua một cách bình thường, chỉ hơi đau nhẹ một cách lầm râm. Nhưng cũng có những người miêu tả cơn đau của mình giống như chết đi sống lại. Bạn hãy cảnh giác với những trường hợp này bởi rất có thể có liên quan đến các bệnh phụ khoa.

Sự co thắt của tử cung

Để có thể đưa máu kinh tống xuất ra ngoài theo đường âm đạo thì trong tử cung thường sẽ xuất hiện những cơn co bóp. Đây là nguyên nhân thường thấy nhất của những cơn đau khi đến tháng của các chị em. Với người đau ít và đau nhiều thì áp lực cơn co này cũng là như nhau. Nhưng đối với những người đau nhiều thì thời gian cơn co kéo dài và độ giãn ra ít nên tử cung bị co thắt một cách quá độ dẫn tới đau quằn quại. Hoặc một nguyên nhân khác là do những cơn co bất thường dẫn tới thiếu máu nuôi dưỡng cơ tử cung, đau quặn thắt hoặc co rút. Huyết áp cũng có liên quan tới sự co thắt này.

Do ống cổ tử cung quá hẹp

Ống cổ tử cung chính là đường thoát ra của máu kinh dẫn tới âm đạo. Khi đường kính này nhỏ, lực co bóp tử cung không đổi tác động vào đó khiến áp lực lên thành cổ tử cung lớn. Đây là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh của nhiều phụ nữ hiện nay.

vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi

Vấn đề tâm lý

Có một số chị em thực tế chẳng có bệnh lý hay bất thường gì trong cơ thể nhưng vẫn bị đau bụng nhiều mỗi khi tới tháng. Đơn giản là do yếu tố tâm lý tác động. Phụ nữ thường xuyên chịu nhiều áp lực, stress trong công việc, cuộc sống hay tình cảm là những đối tượng bị đau bụng kinh nhiều hơn so với phụ nữ có tố chất tâm lý bình thường.

Rối loạn nội tiết

Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể vào ngày hành kinh cũng có thể dẫn đến đau bụng kinh với mức độ nhiều. Bởi vì khi nội mạc tử cung bong cùng với sự tăng tiết của prostaglandin sẽ tác động lên cơ ở thành tử cung khiến nó co bóp với cường độ mạnh hơn, nhiều hơn tạo lên những cơn đau bung kinh gây khó chịu cho người phụ nữ mỗi khi đến tháng.

Một số bệnh phụ khoa

Các bệnh phụ khoa ở phụ nữ lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang , viêm vùng chậu… Đây đều là những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Một trong những dấu hiệu cảnh báo có tác dụng để nhận biết các bệnh này đó chính là đau bụng nặng vào những ngày đến tháng. Nó không chỉ khiến chị em bị những cơn đau hành hạ đến vã mồ hôi mà còn có khả năng ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản sau này. Bởi vậy cần đi khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.

Ngoài ra một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng như ăn quá nhiều, vận động mạnh, lao động mệt nhọc…

Lạc nội mạc tử cung và nhiều bệnh phụ khoa khác là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng kinh mức độ nặng
Lạc nội mạc tử cung và nhiều bệnh phụ khoa khác là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng kinh mức độ nặng

3 Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Những ngày đến tháng do cảm giác căng tức ở vùng bụng dưới cùng với đua bụng kinh khiến nhiều chị em chẳng thể hoàn thành tốt công việc của mình. Lúc này họ chỉ muốn nằm nghỉ để giảm bớt đau mà thôi. Nhưng nằm cũng phải chọn tư thế thích hợp mới có được tác dụng mong muốn đó. Dưới đây là một số tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả mà không phải phụ nữ nào đến tháng cũng biết được:

Tư thế nằm nghiêng, co người giảm đau nhanh

Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng kinh đó là do sự co bóp nhiều của các cơ tử cung. Tư thế nằm nghiêng sang một bên, hai chân co lại giúp cho chúng ta trong tư thế bảo vệ vùng bụng, làm trùng các cơ ở khu vực này lại nên giảm đau vô cùng hiệu quả.

Hướng dẫn tư thế:

  • Các nàng nằm nghiêng sang một bên, hai đầu gối hơi co lại hoặc chân dưới duỗi thẳng, chân trên co gối.
  • Tay trên vắt lên hông, bàn tay ôm lấy phần bụng.
  • Có thể sử dụng thêm một chiếc gối đặt lên vùng bụng hoặc gối ôm vào lòng để tăng tác dụng giữ ấm.

Tư thế này giúp các chị em có được giấc ngủ sâu, ngon giấc hơn mà không bị đánh thức giữa chừng dậy vì đau quá.

Tư thế nằm nghiêng, co gối giúp giảm đau khi đến tháng rất tốt
Tư thế nằm nghiêng, co gối giúp giảm đau khi đến tháng rất tốt

Tư thế nằm ngửa giảm áp lực lên tử cung

Chắc hẳn những bạn nào thường xuyên bị đau bụng kinh sẽ thích nằm tư thế ngửa. Bởi cảm giác khi nằm ngửa bụng sẽ bớt đau hơn nhiều so với các tư thế khác.

Cách thực hiện tư thế:

  • Nằm ngửa, kê một chiếc gối mềm ở vùng cổ.
  • Đặt thêm một chiếc chăn hay gối mềm dưới lưng và một cái trên bụng để làm ấm bụng.
  • Lúc này chúng ta có thể kết hợp massage bụng để giúp giãn cơ, giảm co bóp tử cung tốt hơn.

Tư thế trẻ em thư giãn, giảm đau

Thực tế thì đây là một tư thế trong Yoga nhưng chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng ngủ bằng tư thế đó để giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Tư thế này áp dụng cho những người đau ở mức độ vừa và nặng.

Cách thực hiện tư thế:

  • Quỳ hai gối trên mặt giường.
  • Từ từ hạ thấp người về phía trước sao cho đầu gối chạm ngực.
  • Hai tay úp trên mặt sàn hướng thẳng về phía trước.

Tư thế này là giảm áp lực ở phần lưng. Nhược điểm đó là khi nằm tư thế này khá khó chịu và không phải ai cũng nằm được trong thời gian dài.

Tư thế em bé giúp giảm áp lực ở phần lưng
Tư thế em bé giúp giảm áp lực ở phần lưng

Lưu ý khi ngủ tốt cho phụ nữ khi đến ngày đèn đỏ

Ngoài tư thế ngủ thì chúng ta cũng nên kết hợp với một số điều lưu ý dưới đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ sâu giấc và không bị cơn đau làm phiền tỉnh lại giữa chừng:

  • Có thể thay đổi các tư thế với nhau để tránh tình trạng mỏi người hay chuột rút.
  • Sử dụng đồ ngủ rộng rãi, thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Vì khi đau bụng kinh còn thường kèm theo tình trạng ra mồ hôi. Nên để thoải mái cần lựa chọn trang phục như vậy.
  • Không nên nằm sấp khi đến tháng vì sẽ dồn áp lực vào vùng bụng dưới có tử cung, càng làm nặng thêm các cơn đau.
  • Ngâm mình trong nước ấm giúp cơ thể thư giản, giảm bớt mệt mỏi cũng như giảm đau bụng.
  • Không nên thức quá khuya vì sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và chất lượng của giấc ngủ.
  • Trong những ngày hành kinh, nhất là những ngày đầu cần được nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh để cơ thể không quá khó chịu.
  • Không tắm nước lạnh trong những ngày này hay uống nước lạnh.
  • Khi thay băng vệ sinh cần rửa sạch sẽ vùng kín. Cứ cách 4 tiếng thay một lần. Nếu lượng kinh ra nhiều thì có thể thời gian thay ngắn hơn.
  • Ngày kinh mất máu nên chị em hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B, acid folic, và các thực phẩm bổ máu. Tránh đố ăn cay nóng cùng các chất kích thích.
  • Thư giãn tinh thần, loại bỏ những stress, áp lực để có được tâm lý thoải mái nhất.

>>>Xem thêm

Một số mẹo giúp giảm đau bụng kinh tại nhà

Tư thế giảm đau bụng kinh không phải là cách duy nhất. Có rất nhiều mẹo khác nhau mà các chị em truyền tai cho bạn bè hay cho con gái của mình. Những mẹo này hầu hết đều rất đơn giản, dễ thực hiện:

Một cốc nước đường đỏ ấm vừa giúp làm ấm bụng và bổ máu, tốt cho người đau bụng kinh
Một cốc nước đường đỏ ấm vừa giúp làm ấm bụng và bổ máu, tốt cho người đau bụng kinh
  • Chườm nước ấm: Bạn có thể cho nước ấm vào một chai nhựa hoặc bình cao su, thuỷ tinh rồi lăn nó trên vùng bụng. Nhiệt nóng sẽ giúp các cơ được thư giãn, thả lỏng và giảm các cơn co bóp. Mạch máu giãn ra, tăng cường máu đến lưu thông vùng này. Chú ý đến nhiệt độ của nước để tránh làm nóng, bỏng da.
  • Dùng gừng tươi: Đông y cho rằng hiện tượng đau bụng kinh có nguyên nhân từ hàn ngưng trệ tại tử cung. Gừng là một vị thuốc có tính âm giúp ôn ấm tử cung nên giảm đau rất tốt. Lấy một lượng gừng tươi thái lát hoặc giã mỏng rồi đắp lên vùng bụng dưới khoảng 7 phút. Không nên đắp quá lâu sẽ gây khó chịu cho da.
  • Giữ ấm cơ thể: Như đã nói ở trên về cơ chế bệnh lý đông y của đau bụng kinh. Một cách trị hàn tử cung đó là giữ ấm cơ thể tốt trong những ngày hành kinh như uống nước ấm, trời lạnh phải đi tất chân, mặc ấm, quàng khăn…
  • Massage vùng bụng: Xoa bóp, massage vùng bụng cũng là một cách tốt giúp giảm đau bụng kinh khi đến ngày đèn đỏ của các chị em.
  • Uống nước đường đỏ: Máu kinh đi ra ngoài làm cơ thể mất một lượng máu. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu nhẹ, hạ huyết áp, đường huyết. Vậy nên có một cách mà được rất nhiều người sử dụng đó là pha một cốc nước đường đỏ ấm uống sẽ làm bụng ấm lên và giảm đau vô cùng tốt.
  • Ăn sữa và sữa chua giàu calci: Các chuyên gia sức khoẻ cho biết rằng calci không chỉ là chất tốt cho xương mà nó còn giúp giảm đau trong kì kinh nguyệt rất tốt. Bởi vậy khi đến tháng bạn nên sử dụng nhiều hơn các sản phẩm giàu calci này. Nên nhớ là không uống lạnh.
  • Tập thể dục thường xuyên trước đó: Đây là cách giúp nâng cao sự dẻo dai và sức khoẻ của hệ cơ trên toàn cơ thể. Có thể nói đây là một trong những biện pháp phòng nhiều bệnh vô cùng hiệu quả và nó cũng có tác dụng với các trường hợp đau bụng kinh.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Đây là biện pháp cuối cùng khi những mẹo kia được áp dụng hết mà bạn vẫn thấy không giảm đau và vẫn còn khó chịu nhiều. Hiện nay có nhiều người tự ý mua thuốc giảm đau như parecetamol, nospa… ở ngoài hiệu thuốc một cách tuỳ tiện để về uống. Điều đó là không nên, việc bạn cần làm đó là đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh cùng phương pháp điều trị tốt nhất. Nếu như bạn đang mắc các bệnh phụ khoa thì cần được chẩn đoán kịp thời tránh những ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản về sau.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia sản phụ khoa uy tín về một hiện tượng sinh lý thường thấy ở phụ nữ mỗi tháng là đau bụng kinh. Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh này được nhiều chị em áp dụng và có những phản hồi tích cực. Hãy để mỗi tháng đến ngày “đèn đỏ” trôi qua một cách thoải mái chứ không phải là cực hình với bạn.

Đánh giá nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *