Rất nhiều người bệnh khi gặp tình trạng đau khớp háng thường tìm đến với thuốc tay y đầu tiên. Nhưng chúng ta đều biết các thuốc tây nhất là thuốc giảm đau có nhiều tác dụng phụ. Trong đó nghiêm trọng và thường thấy nhất đó là đau dạ dày. Các thuốc giảm đau loại nặng thì còn dẫn đến suy gan, suy thận. Để điều trị tốt nhất chúng ta phải biết được nguyên nhân gây bệnh. Trong một số nguyên nhân đau khớp háng nhất định hoàn toàn có thể tự điều trị bằng các bài tập chữa đau khớp háng chủ động tại nhà, an toàn mà có hiệu quả lâu dài:
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng
Các bệnh lý về xương khớp hiện đang rất phổ biến đối với nhiều người trong xã hội hiện đại. Nguyên nhân đến từ rất nhiều các yếu tố khác nhau. Nhưng một điều dễ nhận thấy nhất là do mọi người ít vận động, có thói quen duy trì một tư thế trong thời gian dài khi làm việc hoặc sử dụng máy tính, điện thoại.
Đau khớp háng, cứng khớp háng là một trong những bệnh hay gặp. Khớp háng là một khớp quan trọng trên cơ thể, nơi tiếp giáp giữa chỏm xương đùi và xương chậu. Khi bị đau dẫn đến chi dưới vận động một cách khó khăn. Bệnh này mặc du không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng thế nhưng lại gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân gây bệnh là:
- Thoái hoá khớp háng: Thoái hoá là một quá trình bệnh lý cũng là sinh lý của cơ thể. Sinh lý bởi vì nó vốn là một quá trình tự nhiên, diễn ra khi tuổi tác con người ngày càng cao. Ngoài đau khi vận động thì còn có hiện tương gai xương, cứng khớp, tê bì, giảm tiết dịch khớp làm cho cử động không được trơn tru.
- Viêm dây chằng tại khớp háng: Dây chằng là một thành phần cấu tạo ở khớp giúp các khớp cố định vị trí khi cử động. Khi bị viêm sẽ dẫn đến tình trạng đau. Nó còn kèm theo sưng và tấy đỏ. Nguyên nhân bên trong là do vi khuẩn, chấn thương hoặc căng cơ quá mức.
- Lao khớp háng: Đây là bệnh lý khá hiếm gặp trên lâm sàng. Thông thường lao khớp háng đều là lao thứ phát. Người bệnh không nên chủ quan. Triệu chứng đau khớp đặc trưng, còn có sốt về chiều, buồn nôn, chóng mặt.
- Viêm bao hoạt dịch khớp háng: Tình trạng viêm bao hoạt dịch dẫn đến sưng bên trong khớp háng. Khi cử động người bệnh sẽ bị đau nhức. Nếu viêm nhiễm khuẩn còn kèm theo sốt.
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh lý về miễn dịch. Bệnh này khiến cho các khớp vừa và nhỏ bị sưng, nóng, đỏ và đau. Nhiều trường hợp có gây đau nhức cả ở khớp háng.
- Phụ nữ có thai do áp lực của ổ bụng tác động lên phần khung xương chậu nâng đỡ cũng như thay đổi tư thế khi mang bầu nên thường xuyên thấy đau khớp háng.
- Hoại tử chỏm xương đùi: Đây được coi là bệnh lý nặng nhất đối với người bị đau khớp háng. Nếu không điều trị tích cực và kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.
- Loãng xương: Loãng xương có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào. Nguyên nhân là do bệnh lý gây giảm sản xuất và dung nạp calci hoặc chế độ ăn không bổ sung lượng calci đầy đủ cho cơ thể. Đau sẽ gặp ở nhiều vị trí khác nhau, và khớp háng cũng không ngoại lệ.
- Các nguyên nhân khác như chấn thương, sai tư thế, vận động nặng cũng làm khớp háng bị đau.
Để chẩn đoán bệnh bác sĩ sẽ dựa vào các cận lâm sàng như X – quang, MRI, các xét nghiệm máu về chỉ số viêm hay nuôi cấy vi khuẩn lao, phân tích dịch khớp. Cùng với đó là các triệu chứng khác kèm theo.
Các bài tập chữa đau khớp háng hiệu quả không cần dùng thuốc
Các bài tập chữa đau khớp háng sau đây có thể thực hiện được tại nhà một cách thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả rất tốt.
Bài tập mở khớp háng đơn giản
Chuẩn bị tư thế: Người tập nằm ngửa.
Thực hiện động tác:
- Người tập nằm ngửa, Dựng hai đầu gối lên sát cạnh nhau, chân chống xuống đất. Hai tay để bên cạnh thân người, lòng bàn tay úp.
- Từ từ đưa hai đầu gối rời xa nhau, mở rộng khớp háng cho tới khi đầu gối hai bên mở được tối đa. Chạm được xuống mặt sàn càng tốt. Giữ nguyên tư thế trong 5 giây. Chân không được nhấc lên khỏi mặt đất.
- Tiếp theo nâng hai đầu gối lên đưa về vị trí ban đầu.
- Thực hiện 5 – 7 lần bài tập.
Bài tập nâng hông vận động khớp háng
Chuẩn bị tư thế: Người tập ngồi tư thế hoa sen.
Thực hiện động tác:
- Ngồi tư thế hoa sen trên sàn.
- Chống hai tay về phía sau, lòng bàn tay úp, mũi tay hướng về phía sau cách mông khoảng 20cm.
- Dùng hai tay và đầu gối hai bên làm điểm tựa tiếp xúc với mặt đất.
- Nâng mông và hông lên khỏi mặt đất, hướng về phía trước để làm kéo căng cơ mặt trước đùi, dây chẳng khớp háng. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 giây thì hạ mông xuống, trở về ban đầu.
- Thực hiện động tác 5 lần.
Bài tập ngồi bò
Chuẩn bị tư thế: Vẫn tư thế ngồi hoa sen.
Thực hiện động tác:
- Ngồi tư thế hoa sen.
- Người tập chống hai tay song song trước mặt cách đầu gối 20cm.
- Dùng hai tay và đầu gối làm điểm tựa tiếp xúc với mặt đất. Trong suốt bài tập giữ nguyên vị trí đầu gối không di chuyển.
- Bắt đầu bò bằng hai tay về phía trước mặt, dần dần vươn ra xa. Sao cho hông tiến sát gần với mặt sàn.
- Bò tới khi đạt được giới hạn xa nhất mà lưng vươn thẳng về phía trước thì giữ tư thế khoảng 5 giây.
- Từ từ bò lại vị trí ban đầu.
- Thực hiện động tác 5 lần.
Bài tập dang chân
Chuẩn bị tư thế: Người tập ngồi trên thảm.
Thực hiện động tác:
- Người tập ngồi, mở rộng hai chân về hai phía một cách tối đa.
- Đưa hại tay về phía trước một cách tối đa, ép sát thân người hết mức xuống mặt sàn.
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 giây thì ngồi thẳng lưng lại tư thế ban đầu.
- Thực hiện động tác 5 lần.
Bài tập mở chân sang ngang tư thế ngồi
Chuẩn bị tư thế: Người tập ngồi thẳng lưng.
Thực hiện động tác:
- Người tập ngồi thẳng lưng, hai lòng bàn chân hướng vào nhau. Hai đầu gối bắt đầu với tư thế hình chữ V.
- Hai tay giữ phần hống để cố định xương chậu.
- Hít sâu. Dùng hai tay để ở hai bên đầu gối ấn chúng về phía mặt sàn cho cho đầu gối và bắp đùi chạm sàn.
- Giữ tư thế 5 giây rồi thở ra, đưa đầu gối về vị trí ban đầu.
- Thực hiện động tác 5 lần.
Bài tập tư thế con ếch
Chuẩn bị tư thế: Người tập ngồi quỳ.
Thực hiện động tác:
- Người tập ngồi quỳ, hai tay chống về phía trước.
- Từ trù mở rộng khớp háng sao cho mặt trong đùi áp sát với mặt sàn, hai chân mở rộng tối đa
- Giữ nguyên tư thế trong 30 giây.
- Trở về vị trí ban đầu.
Bài tập tư thế vũ công
Chuẩn bị tư thế: Người tập đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai.
Thực hiện bài tập:
- Người tập đứng thẳng.
- Đầu tiên co chân trái lên, gót chân hướng ra phía sau
- Tay trái nắm lấy cổ chân trái.
- Chân phải làm trụ, giữ thăng bằng.
- Cúi người xuống sao cho lưng song song với mặt sàn, ta phải vươn thẳng về phía trước.
- Tay trái kéo cổ chân trái sao cho khớp háng được mở rộng, cơ mặt trước đùi kéo căng.
- Giữ nguyên tư thế trong 5 giây.
- Đứng thẳng người, hạ chân trái xuống.
- Đổi chân và thực hiện dộng tác tương tự. Nếu một bên khớp háng đau chúng ta sẽ tập chủ yếu cho bên đó.
- Mỗi bên tập 5 lần.
Bài tập khoá khớp háng
Chuẩn bị tư thế: Người tập ngồi thẳng lưng, duỗi thẳng hai chân.
Thực hiện động tác:
- Người tập ngồi, hai chân duỗi thẳng thành hình chữ V.
- Gấp chân trái, cổ chân trái đè hên đầu gối chân phải.
- Luôn luôn giữ chân phía dưới thẳng chạm đất, không bị cong đầu gối lên.
- Ép thân người xuống dưới sát về phía chân, hai tay vươn về phía trước xa nhất sao cho khớp háng bên trái được mở trong tối đa.
- Giữ nguyên tư thế trong 5 giây. Từ từ thu tay về, đưa chân trái lại vị trí duỗi thẳng ban đầu.
- Đổi chân và thực hiện động tác tương tự.
- Mỗi bên tập 5 lượt.
Các bài tập khác có thể tập luyện đối với người đau khớp háng
Ngoài bài tập vật lý trị liệu cũng như các tư thế trong yoga được hướng dẫn ở trên thì người bị đau khớp háng cũng có thể tập luyện một số môn thể dục thể thao. Điều này có tác dụng chữa bệnh tương đương với các bài tập khác. Có thể kể đến các môn thế thao như:
- Đi bộ: Nếu bạn nghĩ đau khớp háng đi bộ sẽ đau tăng thì là nhận định sai lầm. Một số trường hợp đau do thoái hoá, sai tư thế, hay viêm khớp dạng thấp giai đoạn mạn tính thì việc đi bộ sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết để nuôi dưỡng khớp háng.
- Với các bài tập chạy bộ, đạp xe thông thường sẽ gây ra áp lực lớn đên khớp háng. Vì vậy bạn có thể đổi sang hình thức đạp xe tĩnh trên máy sẽ tốt hơn.
- Bôi lội là môn thể thao được khuyến khích dành cho người bị các bệnh về khớp háng.
Những điều cần lưu ý đối với người bị đau khớp háng và khi tập luyện
Với những người bị đua khớp háng chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Người bệnh bị đau khớp háng không rõ nguyên nhân trước tiên cần đến gặp bác sĩ để khám. Các trường hợp bệnh lý cần có sự can thiệp của bác sĩ như viêm khớp dạng thấp giai đoạn cấp tính, lao khớp, viêm bao hoạt dịch, hoại tử chỏm xương đùi, loãng xương…
- Phụ nữ có thai không chỉ vận động nhẹ nhàng khớp háng để làm giảm áp lực đè lên đó chứ không thực hiện các bài tập.
- Người bị loãng xương nặng hạn chế vận động các tư thế vặn, bẻ để phòng gãy xương do xương xốp, giòn, thiếu calci.
- Các bài tập có thể giúp nhiều người khôi phục hoàn toàn mà không cần đến thuốc.
- Khi tập luyện nếu cảm thấy đau bất thường hoặc đau tăng thì dừng lại và tham khảo tư vấn của bác sĩ.
- Nếu bị đua thì chúng ta không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, lưu ý khi quan hệ vợ chồng.
- Với các trường hợp đau do viêm, sưng nóng thì kết hợp chườm nóng để giảm phù nền và đau nhức. Nếu đau do căng cơ, vận động sai tư thế thì nên chườm lạnh để giảm đau tốt hơn.
- Người bị thừa cân, béo phì tạo ra áp lực lớn lên khớp háng.
Trên đây là các bài tập chữa đau khớp háng tại nhà đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Nếu tập luyện một cách thường xuyên sẽ giúp bạn giảm đau một cách nhanh chóng, tăng độ linh hoạt cho khớp bằng cách tiết ra nhiều dịch khớp hơn, tăng tuần hoàn nuôi dưỡng các khớp. Chúc các bạn thành công với các bài tập đó!