Đau vai gáy không quay được cổ là một trong những triệu chứng của bệnh đau cổ vai gáy, triệu chứng này rất hay gặp, nếu không phải do chấn thương thì sẽ rất hay gặp lúc sau khi ngủ dậy. Nguyên nhân chủ yếu của chứng này là do ngủ sai tư thế, hoặc ngủ ở nơi có gió lạnh bị trúng phong hàn, cũng có thể là do thoái hóa đốt sống cổ…Có khi bệnh do 1 nguyên nhân gây ra, cũng có khi do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau mà gây nên bệnh.
Nội dung bài viết
Giới thiệu địa chỉ chữa đau vai gáy uy tín:
-
- Chuyên gia xoa bóp bấm huyệt: Lương y Võ Thị Châu Loan
- Địa chỉ: Số nhà 25, ngõ 1H, phố Trần Quang Diệu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
- Đặt lịch hẹn: 0981788581 (cô Châu Loan)
Phải làm sao khi bị đau vai gáy không quay được cổ ?
khi bị đau vai gáy không quay được cổ thì có rất nhiều phương pháp điều trị như dùng thuốc, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, chườm ấm, tập luyện… Cần chú ý dựa vào nguyên nhân để có phương pháp điều trị hợp lý :
1.Thay đổi tư thế ngủ :
Ngủ sai tư thế là 1 trong những nguyên nhân thường gặp ở người đau vai gáy không quay được cổ, do lúc ngủ nằm gối quá cao, quá cứng, tư thế ngủ nằm vẹo đầu, hoặc bị một vật gì đó chèn vào phần đầu cổ… Làm cho cột sống và các cơ vùng cổ bị quá tải, chúng sẽ gồng cứng và co lại để thích nghi với tư thế ngủ đó, dẫn đến cứng cổ gáy sau khi bạn ngủ dậy.
Cách điều trị :
Đầu tiên hãy lấy 1 bốc muối trắng, cho lên chảo và rang lên cho nóng, đổ vào 1 cái khăn gấp lại thành nhiều lớp buộc chặt lại, sờ ngoài lớp khăn chỉ thấy hơi nóng mà không bị bỏng là được, bạn sẽ dùng túi muối đó chườm từ gáy xuống đến vai chườm đều sao cho vùng cổ gáy ấm hết lên, chườm đều khoảng 15 phút.
Sau khi chườm xong hãy tự mình hoặc nhờ người khác xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ và vai. Sau khi xoa bóp xong hãy Bấm huyệt để chữa đau cổ vai gáy.
Cuối cùng hãy vận động nghiêng trái nghiêng phải và cúi ngửa, chú ý hãy vận động nhẹ nhàng từ từ và hết tầm, bạn có thể tham khảo 12 bài tập yoga chữa đau cổ vai gáy.
1 ngày có thể làm 2 lần như trên ( muối có thể dùng lại từ 3 đến 5 lần ) để giảm bớt triệu chứng đau. Thực hiện khoảng 3 đến 5 ngày thì các triệu chứng đã giảm rõ dệt.
Chú ý nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là lúc ngủ, vì vậy bạn hãy thay đổi tư thế ngủ cho phù hợp, hãy ngủ với một chiếc gối mềm, độ cao và độ đàn hồi vừa phải, lúc nằm phải cảm thấy vùng cổ được thư giãn thoải mái, cột sống cổ không bị cong vẹo để có một giấc ngủ chất lượng và giảm bớt được triệu chứng đau cứng vùng vai gáy.
Bạn cũng có thể đến các phòng khám đông y để được xoa bóp bấm huyệt và châm cứu, giúp điều trị chứng bệnh này rất hiệu quả.
Còn Nếu bạn muốn dùng thuốc thì cũng có thể đến các cơ sở y tế để được khám và dùng thuốc phù hợp.
2. Trừ phong hàn
Khi bạn ngủ trong môi trường điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, hoặc nơi có gió lạnh thổi thẳng vào người… theo đông y khi cơ thể suy yếu hàn tà sẽ qua các lỗ chân lông mà vào cơ thể, làm cho các kinh mạch bị tắc nghẽn, gây nên đau và cứng vùng vai gáy.
Cách điều trị :
Hãy dùng 200 đến 300 gr lá ngải cứu tươi đã bỏ hết cuống và 1 chút muối, cho cả 2 lên chảo rang lên cho nóng, sờ tay thấy hơi nóng là được, cho ra 1 chiếc khăn dày và buộc túm lại thành hình tròn, dùng túi ngải cứu đó chườm ấm vùng cổ vai cho hơi nóng thấm đều vào các cơ, chườm khoảng 15 phút.
Sau đó dùng 1 số loại dầu nóng như dầu gừng, dầu quế… xoa đều lên vùng vai gáy sau đó dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng vùng này để các cơ được thư giãn.
Bấm 1 số huyệt chữa đau cổ vai gáy sẽ giúp cho vùng cổ vai của bạn dễ chịu hơn đó.
Cuối cùng hãy vận động nhẹ nhàng nghiêng phải nghiêng trái xem sao, cố gắng nghiêng hết tầm để giúp các cơ được giãn tốt đa thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Nếu đau quá bạn có thể làm như trên 2 lần/ngày ( Ngải cứu và muối có thể dùng lại từ 3 đến 5 lần )
Nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là không gian ngủ của bạn vì vậy hãy chọn cho mình một chỗ ngủ thoáng khí nhưng tránh những nơi có gió to lạnh, hoặc tránh bật điều hòa nhiệt độ quá thấp khi ngủ, và hãy đắp chăn phù hợp sao cho cơ thể được giữ ấm khi ngủ… để phòng và điều trị chứng đau cứng cổ vai gáy này.
Bạn cũng có thể đến các phòng khám đông y để được xoa bóp bấm huyệt và châm cứu, giúp điều trị chứng bệnh này rất hiệu quả.
Còn Nếu bạn muốn dùng thuốc thì cũng có thể đến các cơ sở y tế để được khám và dùng thuốc phù hợp.
3. Thoái hóa cột sống
Đối với chứng đau cứng cổ vai gáy do thoái hóa cột sống thì thường thấy cứng mỏi vùng vai gáy sau khi ngủ dậy, chỉ cần tập luyện nhẹ nhàng khoảng 15 phút thì triệu chứng này giảm đi rất nhiều.
Nhưng một người bị thoái hóa đốt sống cổ lại rất dễ bị đau cứng cổ vai gáy khi ngủ sai tư thế hoặc trúng phong hàn, có khi là do cả 2 kết hợp cùng gây nên bệnh, lúc này sẽ phải dùng đến rất nhiều phương pháp để điều trị.
Chườm ấm : Dùng muối hoặc ngải cứu như trên để chườm ấm vùng đau cứng,
Sau đó dùng dầu nóng để xoa bóp nhẹ nhàng toàn bộ vùng cổ vai, xoa bóp cùng dầu giúp dầu thấm vào da sẽ hiệu quả hơn.
Bấm huyệt : Bạn có thể bấm huyệt theo bài Bấm huyệt chữa đau vai gáy để giảm nhanh các triệu chứng đau của bạn.
Tập luyện : với người bị thoái hóa đốt sống cổ tốt nhất hãy chọn cho mình một bài tập phù hợp và hãy tập luyện thường xuyên để giúp vùng cổ gáy luôn được thoải mái và tránh được tình trạng đau cứng cổ vai gáy vào mỗi lúc ngủ dậy.
Bạn có thể tập luyện yoga theo bài 12 bài tập yoga chữa đau cổ vai gáy hiệu quả và đơn giản.
Chế độ ăn uống : Người bị thoái hóa cột sống cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nên ăn những thực phẩm bổ sung nhiều dinh dưỡng, vitamin, canxi … và nên tránh những thực phẩm có hại cho sức khỏe như rượu bia, chất kích thích… Uống sữa là 1 trong những thực phẩm tốt nhất cho người bị thoái hóa, các loại sữa cần thiết như sữa đậu nành, sữa bò… vì trong sữa chứa rất nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Kết Luận :
Trên đây chỉ là 1 trong những cách điều trị cho 1 số nguyên nhân thường gặp. Còn một số nguyên nhân khác như thoát vị đĩa đệm, chấn thương va đập, U xương, gai cột sống… với những trường hợp này bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị phù hợp.
Nếu với những nguyên nhân thông thường bạn áp dụng các phương pháp trên mà bệnh không đỡ thì hãy đi gặp bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh và bình an trong cuộc sống !