Ai cũng biết cột sống dễ bị tổn thương nhưng không phải ai cũng biết cách bảo vệ bộ phận quan trọng này. Và nhiều người đang có những thói quen xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống, đặc biệt là các bạn trẻ. Nếu bạn thực sự quan tâm đến sức khoẻ của mình thì đừng bỏ lỡ những thói quen làm hại cột sống của giới trẻ sau đây:
Nội dung bài viết
1. Chống nắng quá mức
Kem chống nắng giúp phòng chống ung thư da và hạn chế nếp nhăn trên da vô cùng hiệu quả. Nhưng nó cũng ngăn da tiếp xúc với ánh nắng để tổng hợp vitamin D. Thiếu vitamin D, cơ thể không thể chuyển hoá thành canxi. Đây là thành phần quan trọng để bổ sung cho các xương, trong đó có cột sống chắc khoẻ hơn.
Biện pháp: Bạn hãy để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng khoảng 15 phút vào buổi sáng sớm mỗi ngày. Lúc này ánh nắng mặt trời không hề có hại cho da mà còn giúp cơ thể tổng hợp vitamin D hiệu quả.
2. Ngồi làm việc lâu
Ngồi làm việc quá lâu khiến bạn có tư thế không đúng, gây áp lực cho cột sống. Các dây thần kinh bị chèn ép quá mức dẫn đến hiện tượng đau lưng. Lười vận động trong thời gian dài khiến cột sống bị thoái hoá.
Cách khắc phục: Khoảng 60 phút làm việc liên tục, bạn nên dành thời gian để đi lại nhẹ nhàng quanh văn phòng. Khi ngồi, bạn nên sử dụng ghế ngồi bệt có tựa lưng để cơ thể được thư giãn hơn.
3. Vận động sai tư thế
Tập thể dục giúp tăng mật độ xương toàn cơ thể và giúp cơ bắp chắc khoẻ hơn, kể cả ở vùng lưng và cột sống. Nhưng vận động quá sức hoặc sai tư thế khiến cột sống tổn thương nghiêm trọng như đeo balo quá nặng, đạp xe, spinning. Đeo vật dụng quá nặng thì bạn đã biết, còn đạp xe thì vẫn có nhiều bạn chưa rõ. Nguyên nhân chính là một số loại xe đạp đòi hỏi người tập phải nhoài người về phía trước và khom lưng trong thời gian dài.
Biện pháp: Giảm bớt vật dụng không cần thiết trong balo hoặc sử dụng balo kéo. Tập thể dụng hàng ngày, mỗi ngày khoảng 30 – 40 phút với cường độ vừa phải. Nếu có thể bạn hãy tham gia luyện tập với huấn luyện viên.
4. Hút thuốc lá
Trong thuốc lá có chứa chất nicotin. Chất này gây ảnh hưởng xấu đến xương và tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm sớm. Hút thuốc gây ức chế lưu thông dưỡng chất vào đĩa đệm, làm mất nước và hạn chế hấp thụ dinh dưỡng cần thiết vào bên trong. Kết quả là đĩa đệm bị khô, mỏng hoặc nứt, gây thoát vị đĩa đệm.
Giải pháp: Bạn nên lên kế hoạch giảm và bỏ dần thói quen hút thuốc lá.
5. Chế độ ăn uống thiếu canxi
Một số người bị dị ứng lactose trong sữa, họ buộc phải hạn chế, thậm chí là bỏ hoàn toàn sữa, phô mai, sữa chua ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày. Điều này khiến cơ thể không được bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thết qua thực phẩm, gây thiếu canxi, ảnh hưởng đến mật độ xương nghiêm trọng.
Biện pháp: Tìm kiếm nguồn dinh dưỡng khác thay thế sữa để bổ sung canxi như rau xanh, cá, hải sản,… và đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ thêm nếu cần thiết.
6. Sử dụng điện thoại di động thường xuyên
Rất nhiều người sử dụng điện thoại liên tục và thường xuyên để làm việc hoặc giải trí. Khi dùng điện thoại, bạn phải cúi đầu khiến xương cổ bị cong và căng cứng. Áp lực này đè lên đốt sống cổ. Nghiên cứu cho thấy: Nếu bạn cúi xuống một góc 60 độ để nhìn vào màn hình thì sức ép lên bộ phận này tương đương với việc cõng một đứa trẻ nặng 27kg trên vai.
Cách khắc phục: Hạn chế sử dụng điện thoại những lúc không cần thiết. Nếu cần, hãy nâng điện thoại lên cao hơn để giữ đầu ở tư thế thẳng nhất có thể.
7. Uống café và nước có ga
Trong café chứa nhiều caffeine có thể làm giảm hấp thu canxi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mật độ xương và dễ gây gãy xương hơn. Còn các loại nước có gas có chứa axit photphoric, gây tăng bài tiết canxi qua nước tiểu, qua đó, dẫn đến mất cân bằng và thiếu hụt canxi.
Giải pháp: Hạn chế uống café nguyên chất, chuyển sang café decaf (cafe khử caffeine). Bạn cũng nên chuyển sang uống nước trái cây thay vì nước ngot có gas.
8. Đeo trang sức kim loại
Trang sức kim loại như vàng bạc có thể gây kích thích lên vùng da xung quanh. Hệ thần kinh nhận được tín hiệu này sẽ phản ứng bằng cách cố gắng dịch chuyển phần cơ thể bị kích thích tránh xa khỏi vị trí của các đồ trang sức. Các nhóm cơ trong vùng dịch chuyển sẽ làm căng các nhóm cơ khác và gây nhức mỏi kéo dài.
Giải pháp: Nếu bị đau mà chưa rõ nguyên nhân, bạn hãy thử tháo bớt các trang sức kim loại mà mình đang đeo để theo dõi xem tình trạng bệnh có cải thiện không.
9. Đi giày cao gót quá cao
Giày cao gót có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ thống xương khớp của bạn. Đi giày cao gót khiến khớp gối, hông căng lên, cột sống phải oằn ra để duy trì sự cân bằng. Lâu ngày, bạn sẽ bị thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau thần kinh tọa, tê chân,…
Lời khuyên: Đi giày cao gót thấp hơn 7cm, tốt nhất là bạn nên hạn chế những đôi giày này. Bạn có thể mang theo giày đế bệt để đi lại sẽ tốt cho sức khoẻ hơn.
Trên đây là những thói quen làm hại cho cột sống của người trẻ cùng lời khuyên để bạn khắc phục tốt nhất. Bạn hãy áp dụng cho bản thân để có cuộc sống vui khoẻ nhất nhé.
Nội dung bài viết được đóng góp bởi Trần Thùy Duyên, tác giả của blog tranthuyduyen.com, một blog với nhiều nội dung chia sẻ kiến thức cải thiện sức khỏe.